Thơ

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56433

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.

Thân thế

Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.

Sự nghiệp

Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.

Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Tháng 12 năm 1964,Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965,anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây,Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam -là tiết mục được mong đợi nhất của người dân Việt Nam thời đó.

Tác phẩm

  • Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
  • Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
  • Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
  • Hoa dừa (thơ, 197l)
  • Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
  • Giữ đất (tập văn xuôi-1966)

Thành tựu nghệ thuật

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

chú thích

Các tác phẩm khác

Vầng trăng  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:37
Lượt xem 4323
Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm
Xin ban ơn bằng cách sáng thêm lên
Ánh thêm lên cho không gian rất đẫm
Linh hồn thơ mát rợn với hương nguyền.

Trút linh hồn  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:36
Lượt xem 4969
Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió - trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ

Trường tương tư  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:35
Lượt xem 4505
Hiểu gì không, ý nghĩa của trời thơ
Của hương hoa trong trăng lờn lợt bảy
Của lời câm muôn vì sao áy náy
Hiểu gì không em hỡi! hiểu gì không?

Trường thọ  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:34
Lượt xem 5423
Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay
Bút đề lên nền sáng báu năm mây
Thơ chen lấn vô trong nguồn cảm giác

Trồng hoa cúc  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:33
Lượt xem 8172
Thích trồng hoa cúc để xem chơi
Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi
Đêm vắng gần kề say chén nguyệt
Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.

Trăng vàng trăng ngọc  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:32
Lượt xem 5312
Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng, trăng, trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...

Trăng tự tử  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:31
Lượt xem 4735
Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh
Sao chẳng một ai hay
Nghe nói mùa thu náu ở chỗ này
Tất cả âm dương đều tụ họp

Tràn đầy  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:30
Lượt xem 5185
Nói trăng rằm là nói cuộc đoàn viên,
Nói trăng khuyết là nói lời chia biệt.
Chưa thấy mộng là tình chưa thắm thiết,
Mê hương hồn e gió bớt say sưa.

Trái mùa  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:29
Lượt xem 6503
Mấy độ trong vườn, cam chửa chín
Mỗi lần em nhớ người trai tơ
Trưa hè năm ấy mua cam ngọt
Nhưng thấy cam xanh lại cáo từ.

Tối tân hôn  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:28
Lượt xem 5231
Là sợi đường tơ dịu quá trăng
Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng
Cả và thế giới như không có
Một vẻ yêu là một vẻ tân.

Hiển thị 2051 - 2060 tin trong 2124 kết quả