Thơ

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20200

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm :  tác phẩm

Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lêhoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]

Thân thế

Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.

Bắc cung hoàng hậu

Tháng 5 năm 1786, tướng nhà Tây SơnNguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh"[2]. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.

Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.

Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức [4]

Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang TrungAi Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.

Hoàng thái hậu yểu mệnh

Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.

Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Lễ bộ Thượng thư nhà Tây SơnPhan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập.[5]

Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

Sự trả thù của nhà Nguyễn

Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền [6] vì thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

GS. Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này:

"Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".

Gần 50 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, miếu bị đổ nát. Một ông tú người làng Nành nhớ công lao của Chiêu nghi họ Lê đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu. Không ngờ, có viên phó tổng cùng làng có thù riêng với ông tú, đã lên quan tố giác về việc thờ "ngụy Huệ". Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng bị giáng chức [7].

Em gái

Em gái Lê Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, là con gái nhỏ nhất (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông, là vợ của vua Cảnh Thịnh. Sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp (1795), Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh.

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh), sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn. Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) đã chép như sau:

Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)...Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua...Dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...[8]

Khi nhà Tây Sơn mất, trong dân gian truyền tụng câu:

Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng làm vua.

Năm 1941, tác giả Phạm Thường Việt, một lần nữa lại cho rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Hân[9].

Tuy nhiên, qua Quốc sử di biên và một số tư liệu khác, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái bà - người ít được biết đến hơn bà [10].

Do chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là "Hoàng hậu Phú Xuân". Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình.

chú thích

Các tác phẩm khác

Chợt giấc  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:07
Lượt xem 55199
Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?

Chữ nho  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:06
Lượt xem 30112
Nào có ra gì cái chữ nho !
Ông nghè, ông Cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông Phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò !

Chúc tết  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:06
Lượt xem 20262
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Chửi cậu ấm  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:03
Lượt xem 32384
Ấm Kỉ này đây, tớ bảo này :
Cha con mày phải cái này cay !
Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa,
Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày.

Cô hầu trách quan lớn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:02
Lượt xem 28863
Chỉ trách người sao chẳng trách mình ?
Mình trung đâu đấy, trách người trinh ? (1)
áo dầy cơm nặng bao nhiêu đứa ?
Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình ?

Cô tây đi tu  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:01
Lượt xem 32280
Rứt cái mề đay ném xuống sông
Thôi thôi tôi cũng "mét xì" ông !
Âu đành chùa đó, âu đành phật
Cũng chẳng con chi, cũng chẳng chồng.

Cười mình  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:57
Lượt xem 23753
Nước muốn cho trong phải đánh phèn
Cớ sao lại giữ thói bon chen
Sá chi người thế lòng xanh trắng
Chỉ tại thân ta vận đỏ đen

Dạ hoài  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:56
Lượt xem 19750
Kìa cái đêm nay mới gọi đêm !
Mắt giương, trong bụng ngủ không them
Tình này ai tỏ cho ta nhỉ ?
Tâm sự năm canh một ngọn đèn.

Đại hạn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:55
Lượt xem 18322
Dạo này đá chảy với vàng trôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi

Dại khôn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:54
Lượt xem 22527
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại, biết ai khôn
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương, ấy dại khôn

Hiển thị 161 - 170 tin trong 2163 kết quả