Thơ

Lệ chi hận sử (08)  - Lý Tử Tấn (Nguyễn Gia Linh)  - Thơ

07/01/2015 19:53
Lượt xem 27332

Rời khỏi kinh thành

Nguyễn Trãi thấy lòng chua xót quá
Nghĩ tuổi già, thôn dã yên thân
Chỉ mong đi cuối đường trần
Trọn lòng cùng chúa, cùng dân, cùng nhà

Sớm lo lắng cung ngà lục viện
Thương Ngọc Dao quyền biến chưa thông
Hồn như viên ngọc trắng trong
Chưa vương màu đỏ, chưa lồng màu đen

Một đêm trăng bên đèn chợp mắt
Thấy tiên đồng khuông mặt xinh tươi
Mắt đen má thắm môi cười
Vâng lời Thượng Đế dạo chơi cõi trần

Xuống trái đất làm thân quyền quý
Bước vào đời cung hỉ Khánh Phương (45)
Giật mình tỉnh giấc hoàn lương
Ngọc Dao mừng rở đốt hương khẩn cầu

Trước Thượng Đế dập đầu khấn lạy
Phù hộ con, trẻ dại thơ ngây
Đưa con qua khỏi nạn tai
(720) Vượt bao nghịch cảnh, giúp Ngài thành công (46)

Quá sung sướng mở lòng bày giải
Cùng cung nhân kể lại mộng lành
Nghĩ rằng gió mát trăng thanh
Sẽ đem no ấm yên lành khắp nơi

Nàng nào biết tai khơi nạn mở
Tiếng đồn vang thấu ở cung đình
Thị Anh nghe nói giật mình
Sợ Hoàng Tử đổ, sợ tình mình nguy

Sanh quý tử Dao phi sẽ chiếm
Trọn lòng vua cùng tiếm uy quyền
Thế là muôn sự đảo điên
Phải tìm mọi cách cho thuyền không lay

Gọi khẩn cấp chân tay nhóm hoạn
Xước, Huệ, Đăng, Đình Thắng họp bàn (47)
Bày mưu tính kế rõ ràng
Ngọc Dao hãm hại Tử Hoàng ốm đau

Trước Đức vua nàng gào nàng khóc
Bảo Ngọc Dao tàn độc hơn người
Con tôi sắp chết đến nơi
(740) Cầu xin Thượng Đế cứu người nguy nan

Con tôi sống không màng ngôi báu
Không như người tàn bạo vô lương
Thánh hoàng xin nhủ lòng thương
Trả thù con trẻ, tan xương voi dày (48)

Được như thế lòng này mới thỏa
Để ngăn ngừa lòng dạ hiểm sâu
Những người bụng chứa gươm đao
Sợ không dám trổ tài cao hại người

Ngồi ngẫm nghĩ, nực cười nhân thế
Biết làm sao cội rễ nguồn cơn
Những người gây oán gây hờn
Lại là những kẻ kéo đờn kêu ca

Vua suy nghĩ chưa ra quyết định
Nguyễn Trãi đà suy tính thiệt hơn
Tãu trình xin chúa ghi ơn
Cứu tra suy xét nguồn cơn rõ ràng

Vua ra lệnh truyền ban thầy thuốc
Rán tận tình phục dược Bang Cơ
Nhân sâm cộng với thủ ô
(760) Uống vô sẽ hết dật dờ mê man

Nguyễn Trãi muốn luận bàn cùng vợ
Không thể nào để ở chung nhau
Phải đành ngừa trước tránh sau
Phải đem người yếu bôn đào xa xôi

Nguyễn thị Lộ cho người dẩn dắt
Đưa Ngọc Dao nẻo tắt đường ngang
Tránh xa cho khỏi Trường An
Đến chùa quy ẩn, hạt tràng lần xoay (49)

Thế Sạn đạo chờ ngày khởi phát (50)
Tránh cho nàng tan tác đời hoa
Lại còn vương thể ngọc ngà
Trui rèn thể chất chan hòa thương yêu

Tóc đã bạc lại nhiều nghiệp dĩ
Nguyễn Trãi mong về nghỉ Côn sơn
Từ nay ân nghĩa đã tròn
Mong vua cứu xét để còn suy tư

Vua khôn lớn biết hư biết thực
Biết Ức Trai đáng bậc tài ba
Mong người vui hưởng tuổi già
(780) Cho xây chùa Phật để mà tỉnh tu

Nhưng dặn kỷ khi vua cần triệu
Phải tức thời lên kiệu về cung
Mau mau hội kiến cữu trùng
Để cùng bàn việc chỉnh trung nước nhà

Nghe lời phán chan hòa cởi mở
Hoa sen lòng vội nở trong tim
Côn Sơn tùng cúc vẫn tìm
Về xây Tư Phúc, trọn niềm chờ mong (51)

Khi từ biệt Thái Tông căn dặn
Hẹn sang năm lo chuẩn kỳ thi
Là mùa Tiến sĩ chính quy
Nhân tài sẽ chọn đường đi lối về

Các bạn hữu tỉ tê đưa tiễn (52)
Cùng vợ hiền đến bến Phả Lai
Để rồi tay lại cầm tay
Bạn hiền, vợ mến chia hai nẻo đường

Ông tức cảnh ngâm vang một khúc (53)
Để tỏ lòng rạo rực chờ mong
Từ đây trở lại dòng sông
(800) Khơi đầy kỷ niệm, thỏa lòng cố nhân

(45) Cung Khánh Phương là cung của Tiệp Dư Ngọc Dao
(46) mong sao con mình thành công trên bước đường dựng nước
(47) Nguyễn Thị Anh cùng nhóm hoạn quan tìm cách du cáo Ngọc Dao hảm hại Tử Hoàng
(48) Thị Anh xin vua xử tội voi dày Ngọc Dao
(49) Ngọc Dao trốn ở chùa Huy Vân
(50) Sạn Đạo, chỗ Lưu Ban dưỡng quân chờ thời
(51) Chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi về tu bổ để nhà vua đến nghỉ ngơi
(52) Các bạn Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Trần thuấn Du... cùng Nguyễn Thị Lộ đã tiễn đưa ông đến ngã ba sông Thiên Đức
(53) Bài ngâm của Nguyễn Trãi trước khi chia tay cùng bạn bè và Nguyễn Thị Lộ theo Truyện Nguyễn Trãi của Bùi văn Nguyên

Ngại ở nhân gian lưới trần
Thời nằm thôn dã miễn yên thân
Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử
Viên hạc đà quen bạn dật dân

Hái cúc, ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn
Đàn cầm suối, trong tay dõi
Còn một non xanh là cố nhân

Các tác phẩm khác

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19323
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 24451
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 17627
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19220
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 18350
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 29250
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.

Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 27073
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 21493
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 20277
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 22520
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2247 kết quả