Thơ

Lệ chi hận sử (13)  - Lý Tử Tấn (Nguyễn Gia Linh)  - Thơ

07/01/2015 19:54
Lượt xem 28937

Chương 13

Trạng, Bảng, Thám năm Nhâm Tuất

Nay trở lại non ngàn bến đổ
Dùng văn chương thổ lộ nguồn cơn
Ngậm ngùi sóng nước Côn Sơn
(1160) Ức Trai nào tỏ nỗi buồn thiên thu

Một buổi sáng âm u gió lạnh
Được lệnh vua hồi chánh tham gia
Vào ban Hội khảo kỳ ba
Mà người Chánh khảo chính là Văn Linh (61)

Lòng phấn khởi trước tình tôi chúa
Nghĩ vua hiền đã rỏ đục trong
Thấu cho những kẻ một lòng
Đem tài, đem sức gánh gồng nước non

Vội viết biểu tạ ơn Thánh thượng
Đã đem lòng rộng lượng xét suy
Biết dùng tài trí ai bì
Đúng nơi đúng chổ, đáng ghi công đầu

Bẩm Thánh thượng, ơn sâu thầm nhớ (62)
Nghĩ cho mình trí nhỏ tài sơ
Tay run, đôi mắt đã lờ
Tóc râu đã bạc, được nhờ ơn trên

Lòng còn muốn đem niềm hoài bão
Trí vẫn mơ khoác áo tạ đời
Dầu cho vật đổi sao dời
(1180) Quyết không phai lạt nghĩa Trời ơn Vua...

Mù sương sớm vui đùa trong nắng
Tiễn người rời sớm vắng hồi kinh
Trong tâm còn một chữ tình
Rồi đây sẽ gặp người mình thương yêu

Đường tuy vắng cây nhiều cảnh đẹp
Cánh lan thơm khép nép chào xuân
Lòng vui rộn rã tưng bừng
Mong mau tay bắt mặt mừng người yêu

Nguyễn Thị Lộ mỹ miều đón rước
Sớm hàn huyên chuyện trước chuyện sau
Bao nhiêu tình nghĩa rạt rào
Thương yêu như sóng ba đào cuộn dâng

Đời cách trở bao lần muốn gặp
Dạ hoài nghi còn lấp niềm đau
Hôm nay hiểu phận má đào
Thương người tiết liệt, khóa rào chờ ai

Để khen thưởng cành mai khoe sắc
Vẫn giữ lòng, khóa chặt rào sâu
Cùng nhau đưa đến giang đầu
(1200) Đỉnh cao tình ái, qua cầu yêu đương

Đêm trăng sáng mây nhường lối mộng
Cạn chén quỳnh lắng đọng tâm tư
Hỏi chồng rành rẻ ngôn từ
Tại sao Đình Hội loại trừ nữ nhi ?

Thiếp vẫn biết phú, thi sắc sảo
Định rõ ràng tâm não thí sinh
Tứ thư, chiếu, biểu... trung bình
Chăm lo học tập tiến trình vượt qua

Muốn học hỏi tài ba Tiến sĩ
Những phú, thi tuyệt mỹ cao vời
Nhờ chàng sử dụng đôi lời
Mượn dùm cho thiếp suốt đời không quên

Nguyễn Trãi biết vợ hiền tài giỏi
Sẽ chờ thời thuận lợi phân qua
Đêm nay thưởng nguyệt ngắm hoa
Tận dùng thời khắc chan hòa thương yêu...

Ban Giám khảo đặt nhiều tin tưởng
Với đề tài ảnh hưởng quốc gia
Xuân Đài Hội phú kỳ ba
(1220) Mộng Tuân muốn chỉ nước nhà yên vui

Sĩ tử được chọn thời cận đại
Hay dựa vào sách dạy cổ xưa
Miển sao lý dẩn có thừa
Văn chương như sóng nước đùa thuyền xa

Theo Chu Lễ có ba đài tượng
Chốn Linh Đài, Hoàng Thượng vái van
Cầu Trời khẩn Phật chiêu an
Nước non trù phú, dân gian thanh bình

Thời Đài dựng để dành chư chúa (63)
Đến lễ đài cầu gió cầu mưa
Cầu cho dân chúng được mùa
Hăng say xây đắp, tranh đua học hành

Phố Đài để dân lành thưởng ngoạn
Xem mây trời tản mạn bay xa
Ngẩn ngơ theo mấy cành hoa
Hân hoan theo tiếng oanh ca ngọt ngào

Với Nguyễn Trực mưa rào vướng víu (64)
Núi non còn phải chịu chào thua
Vững bền, cao mấy cũng thừa
(1240) Nếu không xây dựng cho vừa lòng dân

Xuân Đài chắc, non Tần kém thế
Xuân Đài cao, ngạo nghể dương oai
Xuân Đài bền vững thới lai
Do dân xây đấp mỗi ngày một hơn

Dân sung sướng, đài sơn đài phết
Dân yên lành, đài kết đài giăng
Nếu dân đau khổ nhọc nhằn
Đài nghiêng theo gió, đài hoằng theo giông

Phú Nguyễn Trực chiếm lòng giám khảo
Chấm đổ đầu Hội cảo kỳ ba
Nhưng người được điểm thuận hòa
Nguyễn Như Đỗ mới chính là Hội nguyên

Vì Như Đỗ gom thuyền ba hội
Ưu với bình vang dội mấy phen
Bỏ công sắm sửa sách đèn
Trau dồi kinh sử, luyện rèn phú thi

Hội chấm dứt, đáng ghi đáng thưởng
Ban chấm thi, đọc quyển chung lòng
Cùng nhau cầm chén rượu nồng
(1260) Để đem sức sống khơi dòng hăng say

Tháng giêng hết, mùng hai tổ chức
Điện Hội Anh sáng rực đèn hoa
Trầm hương nghi ngút chan hòa
Điện tiền mở rộng, chính tòa vinh quang

Ban giám khảo, hân hoan tề tựu
Đã sẵn sàng sĩ tử đứng chờ
Các quan Lễ bộ đợi giờ
Hồi chuông thứ nhứt, xếp cờ vào dinh

Khác thi Hội, thi Đình trong điện
Ban chấm thi, cùng tiến vào chầu
Hai bên Lễ Bộ đứng hầu
Y quang, phẩm phục, sắc màu đẹp tươi

Chuông kế tiếp, đón mời vua tới
Mũ xung thiêng, ngọc đới bên hông
Hoàng bào nệm ngọc thêu rồng
Ngai vàng chểm chệ, hương đồng nghiêm trang

Cùng phủ phục, các quan bái vọng
Lớp sĩ phu, xúc động tiến vào
Hân hoan như được đón chào
(1280) Đường mây rộng mở, cẩm bào thêu hoa

Viên chấp sự xướng qua tên họ
Trao thí sinh mực lọ bút nghiên
Dâng vua Văn sách thánh hiền
Xét xong thủ tục vua truyền đề thi

Các sĩ tử cúi quỳ bái nhận
Lui trở về địa phận của mình
Mỗi người bàn ghế xinh xinh
Không còn lều chỏng, đất xình giữa sân

Lễ kết thúc, Vua, thần trở gót
Các thí sinh moi óc tìm văn
Êm đềm Tìên nữ cung Hằng
Oai phong tiếng sóng Bạch Đằng vang danh

Đến chiều tối mới thành được quyển
Ban giám thi chấm tuyển người tài
Ba mươi ba, trúng văn bài (65)
Chia làm ba hạng, đủ đầy sắc sâu

Nhóm thứ nhứt, đứng đầu Nguyễn Trực
Đậu Trạng Nguyên chính thức năm nầy
Hội nguyên Như Đỗ thứ hai
(1300) Trở thành Bảng Nhãn, trí tài hiền lương

Người thứ ba là Lương Nhữ Hộc
Đậu Thám Hoa, chính tộc con nhà
Quyết đem sức học tài ba
Dạy dân in sách đúng là cha ông (66)

Đem tài trí đẹp lòng tiên tổ
Quả rỏ ràng chẳng hổ danh người
Tiến sĩ cặp đệ nhứt đời (67)
Sắc trong tô đậm, hương ngoài lan xa

Tòa Văn Miếu, gấm hoa thêu đệt
Thần rùa linh, đã kết linh bài
Từ năm mười bốn bốn hai
Ai người tiến sĩ danh tài đề tên

Nơi lịch sữ, đấp nền văn hiến
Tạo niềm tin, đường tiến mai sau
Vì dân vì nước tự hào
Quyết không để giọt lệ trào can qua

(61) Lê văn Linh, Đề điệu (Chánh chủ khảo), Triệu Thái làm Phó chủ khảo, Nguyễn Trãi, Trưởng ban Đọc quyển, gồm các bạn mới và cũ như Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Dư...
(62)Sau đây dài dòng trích dẫn tờ biểu của Nguyễn Trãi dâng vua Lê Thái Tông (theo Truyện Nguyễn Trãi của Bùi văn Nguyên) :
Thần trộm nghĩ niên tân sáu chục
Chốn triều đình chức tước ban thêm
Chín trùng lồng lộng ơn trên
Nghĩ mình thêm thẹn nỗi niềm vinh quang...

(63) vua chúa các nước chư hầu
(64) Nguyễn Trực, con cư sĩ Nguyễn Thì Trung, đã mở đầu tả đài bằng những câu : theo Bùi văn Nguyên
Vón đài nầy :
Không nền không móng
Không dựng không xây
Chẳng cần đến trăm nghìn công lao nện đắp
Chẳng phí đến muôn vàn của cải tiền tài
Chỉ cần lễ nghĩa tạo hướng đi cho mưu lược
Chỉ cần đạo đức làm cơ sở để tài bồi
Vì muôn dân cùng kéo đến
Ắt trăm họ được đón mời
Không đắp cao mà cao vút đến tận mây biếc
Không bồi lớn mà lớn, lan đến tận biển khơi
(65) Trong 33 người Tiến sĩ gồm 3 người Cặp đệ, 7 Tiến sĩ bảng chánh mà người đứng đầu là Trần Văn Huy và 23 người Tiến sĩ bảng phụ mà người đứng đầu là Ngô Sĩ Liên, chuyên về lịch sử
(66) Theo Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Huyền Anh, Lương Nhữ Hộc là ông tổ ở VN về in sách. Ông đã hai lần đi sứ ở Tàu và học lén được nghề in ở đấy
(67) Tiến Sĩ Cặp đệ gồm ba người : Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa

Cảnh công bố kết quả

Văn Miếu & Bia Tiến Sĩ

Các tác phẩm khác

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21417
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 24499
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:47
Lượt xem 21423
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29545
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20192
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 25127
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18303
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20568
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 25668
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 26397
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Hiển thị 81 - 90 tin trong 2248 kết quả