Thơ

Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 24245

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : Xuân Quỳnh (1942-1988)

Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơnhà văn hiện đại của Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...

Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

Tai nạn và qua đời

Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.

Theo lời kể của họa sĩ Doãn Châu, người đã đi cùng ông trên chuyến xe cuối cùng, thì vụ tai nạn được tóm tắt như sau[2]:

"Chiều 29/8, chiếc xe chở hai gia đình về Hà Nội. Dọc đường đến cầu Lai Vu, xe đỗ, mấy phụ nữ xuống mua một rổ ổi. Lúc đó Mí và Vinh ngồi đánh cờ phía băng ghế bên phải. Ông Châu và Lưu Quang Vũ kẻ nằm người ngồi dưới sàn xe còn Xuân Quỳnh và bà Bích Thu ngồi phía băng ghế đối diện. Xe qua cầu Phú Lương, đi trên đường vừa hẹp vừa xuống dốc. Trước mặt có chiếc xe Kamaz đang đi chầm chậm. Đường dốc nên xe nào qua đây cũng phải thận trọng.

Bất chợt, có hai phụ nữ đội nón đèo nhau trên xe đạp, lao từ đê xuống đường, cắt qua mặt xe Kamaz, chiếc xe này phanh khựng lại. Người lái chiếc xe com-măng-ca đang bám sau định đánh tay lái vượt lên. Và chỉ trong tích tắc ấy, một chiếc xe ben phía sau đã mất phanh đâm sầm vào đuôi chiếc com-măng-ca, đẩy xe này vào gầm xe Kamaz phía trước.

Cả gia đình Lưu Quang Vũ ngồi phía bên phải bị văng xuống đường. Ông Châu xác nhận đó là khoảng 14h40 phút ngày 29/8/1988 (trước đây nhiều nguồn tin nói là 15h30 phút).

Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn này. Có tin cho rằng ông bị ám sát bằng cách gây tai nạn ô tô.[3]. Tuy nhiên với những diễn biến trước khi vụ tai nạn xảy ra, ông Châu kết luận: Nếu có một bàn tay nào đó sắp đặt thì đó chỉ có thể là "Bàn tay của số mệnh". Vụ án sau đó được xử tại toà án Hải Dương. Lái xe gây tai nạn bị xét xử tù giam 10 năm.[2]

Đánh giá

Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.

Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.

Gia đình

Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh năm 1973.

Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang Vũ, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học. Em trai của ông là GS.TS Lưu Quang Hiệp, từng là hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao 1.[4]

Tác phẩm

Thơ

  • Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa).
  • Mây trắng của đời tôi (1989).
  • Bầy ong trong đêm sâu (1993)
  • Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập.

Kịch

  • Sống mãi tuổi 17
  • Nàng Sita
  • Hẹn ngày trở lại
  • Nếu anh không đốt lửa
  • Hồn Trương Ba da hàng thịt
  • Lời thề thứ 9
  • Khoảnh khắc và vô tận
  • Bệnh sĩ
  • Tôi và chúng ta
  • Người tốt nhà số 5
  • Chiếc Ô Công Lý
  • Ông Không Phải Là Bố Tôi
  • Lời nói dối cuối cùng
  • Mùa hạ cuối cùng

chú thích

Các tác phẩm khác

Tình quê  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:53
Lượt xem 27058
Quê nhà sâu thẳm trong tâm tưởng
Ngày đêm sóng nhớ vỗ liên hồi
Tin nhỏ đôi dòng trên góc báo
Xao động lòng ta mãi không nguôi

Tôi chờ cho đến muôn sau  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:52
Lượt xem 20900
Tôi chờ cho đến muôn sau
Thế nào em cũng nói câu ân tình
Từ lâu mìh đã là mình
Yêu em tôi vẫn để dành em yêu

Trăng lạnh  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:52
Lượt xem 25395
Có một mùa trăng lạnh
Thơ gọi hồn người
Bụi tre buồn tư lự
Ai lang thang trên trời

Trên đường  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:51
Lượt xem 29019
Trên đường quên cả xe qua núi
Chợt tỉnh chỉ còn mưa gió thôi
Cha ơi!
Thân con ước được chia hai mảnh
Nửa ở miền Nam nửa ở quê

Trở về  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:51
Lượt xem 45450
Còn gì sau một chuyến đi
Tóc sương vương bụi nghĩ suy vương tình
Lời ai vọng giữa hồn mình
Bãi xa cát trắng cây xanh bóng người

Trong bệnh viện  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:50
Lượt xem 22593
Bạn đến thăm mình trong bệnh viện
Nói cười như thế thật là vui
Bạn về bóng bạn còn trên vách
Nhớ bạn mình riêng nỗi ngậm ngùi

Trong nội thành  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:49
Lượt xem 18860
Miếng ngói từ trăm năm cũ
Rêu xanh mọc kín bao giờ
Nghe tiếng chim trên cổ thụ
Hồn nhiên nụ cười trẻ thơ

Trong quán trọ  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:49
Lượt xem 31464
Khuya mưa nằm lạnh trong quán khách
Nghe tự xa xăm tiếng thở dài
Mai biết về đâu trong cõi tạm
Câu hỏi nghìn xưa đang hỏi ai

Trong vườn  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:48
Lượt xem 30410
Cùng trên một khoảng đất
Cây lá cùng màu xanh
Mỗi loài hoa mỗi khác
Một cảnh mấy sự tình

Trước biển  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 10:47
Lượt xem 30536
Làm nhà trên cát mà chơi
Này em hãy đến đây ngồi bên ta
Còn bao nhiêu giấc mơ hoa
Những phù du cũ thôi là qua đi

Hiển thị 81 - 90 tin trong 2122 kết quả