Thơ

Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 29375

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.

Tiểu sử

Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới.

Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.

Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

Con trai thứ chín của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh.

Tác phẩm

Thơ

  • Tiếng thu (1939)
  • Tỏa sáng đôi bờ (1959)
  • Người con gái sông Gianh (1966)
  • Từ đất này (197l)
  • Chị em (1973)
  • Đây mùa thu tới (1987)
  • Bâng khuâng (1988)
  • Bao la sầu (1989)

Sân khấu

  • Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)
  • Cây thanh trà (cải lương)
  • Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)
  • Anh Trỗi (kịch nói)
  • Hồng Gấm, tuổi hai mươi (kịch thơ,1973)

Văn xuôi

  • Người sơn nhân (truyện, 1933)
  • Chiếc cáng xanh (truyện, 1941)
  • Khói lam chiều (truyện, 194l)
  • Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978)
  • Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)

Đánh giá

Là một trong những người tiên phong của Phong trào Thơ mới, những bài thơ của ông mà "nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta" [1] đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới. Hình ảnh:

...Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô...
(Tiếng thu)

hay người mẹ với:

...Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong nắng trưa hè trước dậu thưa
(Nắng mới)

trong thơ Lưu Trọng Lư đã trở thành những biểu tượng vượt thời gian.

Thơ Lưu Trọng Lư

Trích giới thiệu:

Tiếng thu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Mắt buồn
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói,
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi,
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông.
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng dựa tường hoa,
Nhìn nhau mà lệ ứa,
Một ngày một cách xa...

Bài thơ Tiếng thu đã được các nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Hữu Xuân phổ nhạc thành bài hát cùng tên, còn bài Một mùa đông cũng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành bài Mắt buồn.

chú thích

Các tác phẩm khác

chương B - đoạn B1  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:52
Lượt xem 10410
Lương nhân nhị thập Ngô Môn hào *
Đầu bút nghiễn hề sự cung đao
20. Trực (Dục) bả liên thành hiến minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu

chương B - đoạn B2  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:51
Lượt xem 19195
Vị Kiều đầu thanh thủy câu
Thanh thủy biên, thanh thảo đồ
Tống quân xứ hề, tâm du du
Quân đăng đồ hề, thiếp hận bất như cu

chương B - đoạn B3  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:50
Lượt xem 18264
Thiếp tâm tùy quân tự minh nguyệt
Quân tâm vạn lý Thiên San tiễn
Trịch ly bôi hề, vũ Long Tuyền
40. Hoành chinh sáo hề, chỉ hổ huyệt

chương B -- đoạn B4  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:50
Lượt xem 9353
45. Kiêu mã hề, loan linh
Chinh cổ hề, nhân hành
Tu du hề, đối diện
Khoảnh (khuynh) khắc lý (hề) phân trình

chương B - đoạn B5  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:49
Lượt xem 17476
Trình phân (Phân trình) hề Hà Lương
50. Bồi hồi hề lộ bàng
Lộ bàng nhất vọng (hề) bái ương ương
Tiền xa (quân) (hề) bắc Tế Liễu

chương B - đoạn B6  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:48
Lượt xem 9383
Tiêu Tương yên trở Hàm Dương thụ
Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang
Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang

chương C - đoạn C1 - khổ C1/1  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:46
Lượt xem 10558
Tự tòng biệt hậu phong sa (sương) Lũng
73. Minh nguyệt tri quân hà xứ túc
Cổ lai chinh chiến trường
Vạn lý vô nhân ốc

chương C - đoạn C1 - khổ C1/2  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:45
Lượt xem 13951
Cẩm trướng quân vương tri dã vô
Gian nan thùy vị họa chinh phu
Liệu tưởng lương nhân kinh lịch xứ
91. Tiêu Quan giác, Hãn Hải ngung (ngu)

chương C - đoạn C2 - khổ C2/1  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:44
Lượt xem 20538
Tự tòng biệt hậu đông nam đôn (ngạo) (khiếu)
Đông nam tri quân chiến hà đạo
Cổ lai chinh chiến nhân
101. Tính mệnh khinh như thảo

chương C - đoạn C2 - khổ C2/2  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:43
Lượt xem 12132
111. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn
Ban Siêu quy thì mấn dĩ ban
Liệu tưởng lương (chinh) nhân trì sính ngoại
Tam xích kiếm nhất nhung an

Hiển thị 531 - 540 tin trong 2141 kết quả