Thơ

Mai  - Quách Tấn  - Thơ

08/01/2015 14:54
Lượt xem 46778

Mai là một đề tài rất thông dụng.
Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.
Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc.

Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn :
- Mai kết bạn cùng tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?
- Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư…, đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn.

Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.

Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao lăm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít « cây nhà lá vườn ».

Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật :

Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga

Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa

Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng.

Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần :

Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi

Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.

Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại.

Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói :
- Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân.

Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.

Quách Tấn
( Trích Những bức thư thơ Trường Xuyên Thi Thoại - Những Bài thơ kỷ niệm )

Các tác phẩm khác

Dòng giống Lạc Hồng  - Nắng Xuân - Thơ

08/01/2015 09:12
Lượt xem 23851
Cha Rồng gặp Mẹ chốn Đào nguyên
Dòng giống Việt Nam tỏa mọi miền
Kẻ ngược lên non cầu hạnh phúc
Người xuôi xuống bể nguyện bình yên

Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam!  - Nhóm Văn Thơ Lạc Việt - Thơ

08/01/2015 08:59
Lượt xem 25811
Quân tàu cướp đảo nước ta
Houston họp khẩn phô trương bất bình

Những chuyến đi về miền đất thân yêu  - Nguyên Đỗ - Thơ

08/01/2015 08:57
Lượt xem 30552
Tôi không kể những chuyện tình đổ vỡ
Tình đầu đời khi gãy rất đau thương.
Trên cành gai tiếng chim ca thảnh thót,
Khúc hót đầu tiên đoạn cuối cuộc đời (1).

Đại Nam quốc sử diễn ca - I. Nhà Hồng Bàng (2879-256 trước TL)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:56
Lượt xem 15406
1. Mở Đầu
2. Kinh Dương-vương
3. Lạc-long-quân và Âu-Cơ
4. Hùng-vương và nước Văn-lang
5. Giao-thiệp với Trung-Hoa
6. Chuyện Phù-Đổng Thiên-vương
7. Chuyện Sơn-tinh và Thủy-tinh
8. Chuyện Chử-Đồng-tử và Tiên-dung
9. Hết đời Hồng-Bàng

Đại Nam quốc sử diễn ca - II. Nhà Thục (258-207 trước TL)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:53
Lượt xem 12580
1. Thần Kim quy giúp vua Thục
2. Trung quốc đánh Âu-Lạc
3. Trọng Thủy và Mị-Châu
4. Triệu-Đà diệt Thục

Đại Nam quốc sử diễn ca - III. Nhà Triệu (207-111 trước TL)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:51
Lượt xem 30547
1. Triệu Vũ vương thần phục nhà Hán
2. Triệu-Văn-vương và Triệu-Minh-vương
3. Cù-thị xin nhập Hán
4. Lữ-Gia phá mưu Cù-Thị
5. Hán đánh Nam-Việt
6. Nhà Triệu mất

Đại Nam quốc sử diễn ca - IV. Nhà Hán và Hai bà Trưng (111 trước TL - 43 sau TL)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:48
Lượt xem 14164
1. Chính sách nhà Tây Hán
2. Hai bà Trưng dựng nền Dộc-lập

Đại Nam quốc sử diễn ca - V. Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43-544)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:46
Lượt xem 25826
1. Chính sách nhà Đông Hán
2. Lý-Tiến, Lý-Cầm làm quan nhà Hán
3. Họ Sĩ tự-chủ.
4. Bà Triệu-Ẩu đánh Ngô
5. Ngô Tấn tranh nhau Giao-Châu
6. Chính-sách nhà Tấn
7. Họ Đỗ ba đời làm thứ-sử
8. Giao-châu loạn

Đại Nam quốc sử diễn ca - VI. Nhà Tiền Lý (544-603)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:43
Lượt xem 17297
1. Lý-Nam-Đế dựng nền độc-lập
2. Triệu-Quang-Phục phá Lương
3. Lý-Phật-Tử đánh Triệu-quang-Phục
4. Lý-Phật-Tử hàng Tuỳ

Đại Nam quốc sử diễn ca - VII. Nền đô-hộ của nhà Đương (603-905)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ

08/01/2015 08:37
Lượt xem 11465
1. An-nam đô-hộ-phủ
2. Mai-Thúc-Loan khởi-nghĩa
3. Giặc Đồ-Bà
4. Phùng-Hưng khởi nghĩa
5. Chuyện Lý-Ông-Trọng
6. Quan-lại nhà Đường
7. Giặc Nam-Chiếu
8. Cao-Biền dẹp Nam-Chiếu

Hiển thị 11 - 20 tin trong 2313 kết quả