Thơ

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:15
Lượt xem 29397

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 17781858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.

Tiểu sử

Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:

Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Năm 1819[1] khi đã 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.

Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.

Sự nghiệp

Quân sự

Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia LongMinh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân, 1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc.

Kinh tế

Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.

Thơ ca

Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.

Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

Hay:

Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

Hoặc:

Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào
Đã sa xuống thấp lại lên cao.

Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế.

Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.

Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng . Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:

Năm mươi năm trước, anh hai ba
(Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)

Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":

Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói: răng không đến?
Đến thì mi nói: đến làm chi

Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông

Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.

Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.

chú thích

Các tác phẩm khác

Sư bị làng đuổi  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:26
Lượt xem 12850
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo.

Xuân Hương xướng  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:23
Lượt xem 21511
Bình thủy tương phùng nguyệt dạ tôn
cương trường phiến phiến thuộc nan ngôn
Khiêu cầm hữu ý minh hoàng xướng
Nhiễu thụ vô đoan ngữ thước huyên

Nguyệt dạ ca  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:22
Lượt xem 23759
Nguyệt như châu hề, lộ như sai
Thúc vãng lai hề, chiếu dư hoài
Uyển cố nhân hề, thiên nhai
Ái bất kiến hề, tâm bồi hồi...

Thơ Hồ Xuân Hương đến với độc giả Mỹ  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:19
Lượt xem 10389
Nếu có một sứ giả của phụ nữ Việt Nam trên văn đàn thế giới, người đó là Hồ Xuân Hương.

Vài bài thơ  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:17
Lượt xem 15910
Người về người ở khéo buồn sao,
Tức tối mình thay biết lẽ nào.
Tơ tóc lời kia còn nữa hết,
Ðá vàng lòng nọ xiết là bao.

Ngụ ý Tốn Phong, kí nhị thủ  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:13
Lượt xem 16823
Dồn bước may đâu khéo hẹn hò
Duyên chi hay bởi nợ chi ru?
Sương treo(2) áo lục nhồi hơi xạ,
Gió lọt cành lê lướt mặt hồ.

Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khan  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:11
Lượt xem 11417
Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khan
nhân thuật ngâm, tịnh ký(1)

Kiếp lấy chồng chung (Cảnh làm lẽ)  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:10
Lượt xem 21087
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.

Đề tranh Tố Nữ  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:09
Lượt xem 11577
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡ cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Ðôi lứa như in tờ giấy trắng.
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

Câu đối Tết  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 09:08
Lượt xem 49660
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào

Hiển thị 1841 - 1850 tin trong 2181 kết quả