Thơ

Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

07/01/2015 10:42
Lượt xem 28530

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam

Tiểu sử tóm tắt

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, , thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩadịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm chính

Thơ

Thể loại khác

  • Em-Sóng (kịch thơ - (1983)
  • Khoảng cách (tiểu thuyết - 1986)
  • Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký - 1986)

Thành tựu nghệ thuật

Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao,.... Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ Tre Việt nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam.

Nguyễn Duy còn có bộ 3 bài thơ theo thể tự do nổi tiếng được công chúng biết tới viết về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, tương lai của con người và môi sinh. Bài thơ đầu mang tên Đánh thức tiểm lực viết từ năm 1980 đến 1982 với những suy tư về tiềm lực và tương lai của đất nước. Bài thơ thứ hai được viết lúc ông đến thăm Liên Xô và đến năm 1988 mới hoàn thành mang tên "Nhìn từ xa...Tổ quốc". Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông mắt thấy tai nghe trong thời kì bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, "như những nhát dao cứa vào lòng người đọc" (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ 3 viết sau đó chục năm, mang tên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vẫn cùng thi pháp với 2 bài thơ trước nhưng chủ đề lại rộng hơn: những suy nghĩ về thiên nhiên, không gian và tương lai con người.[1]

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói như sau: "Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó." [cần dẫn nguồn]

chú thích

Các tác phẩm khác

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56024
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 21356
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 24228
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.

Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:34
Lượt xem 43320
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Ân phúc  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:02
Lượt xem 35577
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời

Bài học  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 22260
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương

Bạn tôi  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 29736
Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
Sống cùng những điều không

Biển đêm  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:00
Lượt xem 20174
Những chiếc lá vàng trước ngõ
Đã rơi từ chiều hôm kia
Người khách từ miền nào đó
Chờ chi một tiếng tiễn đưa

Buổi chiều có thực  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:59
Lượt xem 22426
Xóm nhà nằm bên bờ sông
Con thuyền đậu bên bờ đất
Buổi chiều, mặt trời gần khuất
Chút hoe vàng trên sóng nước lao xao

Buồn  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:59
Lượt xem 13196
Bỗng dưng buồn đến lạ lùng
Đám mây vô định giữa lưng chừng trời
Bỗng dưng buồn đến lặng người
Bạn xưa đâu giữa cõi đời mênh mông

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2215 kết quả