Thơ

Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

07/01/2015 10:42
Lượt xem 28836

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam

Tiểu sử tóm tắt

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, , thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩadịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm chính

Thơ

Thể loại khác

  • Em-Sóng (kịch thơ - (1983)
  • Khoảng cách (tiểu thuyết - 1986)
  • Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký - 1986)

Thành tựu nghệ thuật

Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao,.... Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ Tre Việt nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam.

Nguyễn Duy còn có bộ 3 bài thơ theo thể tự do nổi tiếng được công chúng biết tới viết về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, tương lai của con người và môi sinh. Bài thơ đầu mang tên Đánh thức tiểm lực viết từ năm 1980 đến 1982 với những suy tư về tiềm lực và tương lai của đất nước. Bài thơ thứ hai được viết lúc ông đến thăm Liên Xô và đến năm 1988 mới hoàn thành mang tên "Nhìn từ xa...Tổ quốc". Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông mắt thấy tai nghe trong thời kì bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, "như những nhát dao cứa vào lòng người đọc" (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ 3 viết sau đó chục năm, mang tên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vẫn cùng thi pháp với 2 bài thơ trước nhưng chủ đề lại rộng hơn: những suy nghĩ về thiên nhiên, không gian và tương lai con người.[1]

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói như sau: "Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó." [cần dẫn nguồn]

chú thích

Các tác phẩm khác

Bắc hành tạp lục - Bài 22  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:48
Lượt xem 20986
Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hi
Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai)
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng
Thủy điểu sa cầm hiệp bất phi

Bắc hành tạp lục - Bài 23  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:46
Lượt xem 19074
Ngọ mộng tỉnh lai vãn
Tà nhật yểm song phi
Phong kính duy thuyền tảo
Sơn cao đắc nguyệt trì

Bắc hành tạp lục - Bài 24  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:44
Lượt xem 13271
Ngu Ðế nam tuần cánh bất hoàn
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần thư nhất vọng gian

Đôi nét về truyện Kiều  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:35
Lượt xem 20826
Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của, còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột".

Truyện Kiều 1-50 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:28
Lượt xem 15820
1 Trăm năm trong cõi người ta,
2 Chữ Tài, chữ Mệnh, khéo là ghét nhau.
3 Trải qua một cuộc bể dâu.
4 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Truyện Kiều 51-100 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:27
Lượt xem 13109
51 Tà tà bóng ngả về tây,
52 Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
53 Bước lần theo ngọn tiểu khê,
54 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh:

Truyện Kiều 101-150 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:26
Lượt xem 13370
101 Lại càng mê mẩn tâm thần,
102 Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
103 Lại càng ủ dột nét hoa,
104 Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

Truyện Kiều 151-200 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:25
Lượt xem 15665
151 Phong tư tài mạo tót vời,
152 Vào trong thanh nhã, ra ngoài hào hoa.
153 Chung quanh vẫn đất nước nhà,
154 Với Vương Quan, trước vốn là đồng thân.

Truyện Kiều 201-250 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:24
Lượt xem 13888
201 “Âu đành quả kiếp nhân duyên,
202 “Cũng người một hội, một thuyền đâu xa!
203 “Này mười bài mới, mới ra,
204 “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.”

Truyện Kiều 251-300 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:22
Lượt xem 14855
251 Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
252 Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
253 Phòng văn hơi giá như đồng,
254 Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

Hiển thị 1691 - 1700 tin trong 2215 kết quả