Thơ

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19475

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinhHải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam ĐịnhPhúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Sự nghiệp văn học

Tiểu thuyết

Kịch

Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...

Ngoài ra, năm 2006 NXB Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

chú thích

Các tác phẩm khác

Tình muộn  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:20
Lượt xem 19577
Tác giả: Tiền Giang

Ngần tuổi này, anh lại thấy tình yêu!
Một tình yêu vô cùng tinh khiết!
Hoa tình yêu với muôn ngàn vẻ đẹp!
Không là gì, bỗng chốc hoá đam mê!!

Vin cành hoa trắng  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:14
Lượt xem 19321
Tác giả: Mặc Giang

Nhìn ai đó, đang cài bông hoa trắng
Tôi biết rồi, anh trắng cả thiên thu
Còn chị và em, trắng cả mịt mù
Cha Mẹ mất rồi, còn gì mà nói

Vườn tâm sự  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:12
Lượt xem 35091
Tác giả: Vũ Hoàng Chương

Một dĩ vãng tràn thơ và đẫm lệ
Những u hoài chôn kín tận thâm tâm
Anh dùng dằng mãi chiều nay mới kể
Mặc dầu em thúc giục đã bao năm

Điệp Cốc y tiên  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:11
Lượt xem 11850
Tác giả: Dương Lam [vophubong]
ĐIỆP CỐC Y TIÊN...(1)

Xưa nay đã có những người hiền,
Mạng số trời sinh được hữu duyên?
Vào động tìm hoa hương phảng phất,
Lên non hàng cọp sức dư bền.

Lời thơ từ đáy mộ  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:09
Lượt xem 15885
Tác giả: Trần Văn Lương

Kính dâng hương linh chị PC
(Cuối cùng em cũng đã làm tròn được lời hứa với lòng mình lúc đứng cạnh giường bệnh của chị ở New York vào một ngày tưởng chừng đà xa lắm.
Hy vọng trong một kiếp nào đó, những dòng thơ cuối đời chưa kịp đọc của chị sẽ đến được tay người ấy)

Tiếng ru ba miền  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:07
Lượt xem 20294
Tác giả: Kiên Giang

Tiếng mẹ ngân nga triều nước lớn
Điệu vành khuyên, âm hưởng tiếng chim oanh
Mây không đuổi cánh cò bay mỏi gió
Đất miệt vườn mở rộng chân trời xanh

Hoa tạng trầm tư  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:06
Lượt xem 18822
Tác giả: Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Gửi một người đã rũ bỏ bụi trần ai

Mặt trời đã lặn từ lâu nhưng trăng chưa mọc
Bầu trời thăm thẳm chỉ có những vì sao lấp lánh

Một thoáng bâng khuâng với thơ Du Tử Lê  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 15:01
Lượt xem 17073
Tác giả: Trần Cao Tường (Lm)
Một Thoáng Bâng Khuâng Với Thơ Du Tử Lê

Ai mà chẳng có những lúc bâng khuâng lần đầu tiên nghe mà cảm được tiếng chim hót hay nhìn với vẻ ngất ngây những lớp sóng biển đuổi nhau tạt nước reo vui. Những phút giây này đến thật bất ngờ, rất giản đơn, tinh ròng.

Tâm tình hiến dâng (41 - 85)  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 14:41
Lượt xem 11577
Tác giả: Đỗ Khánh Hoan & Rabindranath Tagore

Tôi khao khát nói lời tâm tình thầm kín nhất, những lời tôi phải nói với em, song còn ngần ngại vì sợ em sẽ bật cười chế nhạo mất thôi.
Đó là lý do tôi tự giễu mình, đem những bí ẩn riêng tư ra đùa đùa cợt cợt.

Tâm tình hiến dâng (1 - 40)  - Thâm Tâm - Thơ

19/12/2014 08:11
Lượt xem 11904
Tác giả: Đỗ Khánh Hoan & Rabindranath Tagore

Tôi bộc. Xin Hoàng hậu đoái thương tên tôi bộc của Người!
Hoàng hậu. Dạ yến tan rồi, tôi bộc của ta về hết. Sao ngươi lại tới lúc đêm hôm khuya khoắt này?
Tôi bộc. Khi những người khác đã ra về, đó mới là lúc tôi đến với Người. Tôi đến để cầu xin, cầu xin làm những gì còn sót lại dành cho tên tôi bộc cuối cùng.
Hoàng hậu. Ngươi còn cầu mong gì khi đêm đã khuya?

Hiển thị 741 - 750 tin trong 2146 kết quả