Thơ

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19414

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinhHải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam ĐịnhPhúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Sự nghiệp văn học

Tiểu thuyết

Kịch

Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...

Ngoài ra, năm 2006 NXB Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

chú thích

Các tác phẩm khác

Người thuở tố tâm  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:19
Lượt xem 21736
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973)

Hy vọng kể chi ngày mỗi khác
nước mắt xa gì thuở Tố Tâm
hỏi hồ Tây sóng pha bao lệ
thu rơi bao lớp lá thư tình.

Mai sớm  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:19
Lượt xem 22587
Đặng Thai Mai (1902-1984)

Ngỡ gặp nhành mai sớm
đi từ phía cảo thơm
ông là trang cổ lục
hay là dòng tân văn ?

Không có bước đường cùng  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:18
Lượt xem 21441
Nguyễn Công Hoan (1903-1977)

Vừa bổ xuống miệt biển
trát lại đẩy lên ngàn
cây bút chấm bài phê điểm
nhà giáo buộc lòng làm nhà văn.

Chúa sơn lâm lãng mạn  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:17
Lượt xem 23139
Thế Lữ (1907-1980)

Chúa sơn lâm gậm tiếng gầm
quẩn quanh trong cũi âm thầm: Thế gian
thép thời gian bóng thêm chăng
hay xem nước thép hàm răng có ngời?

Tìm vàng thi nhân  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:07
Lượt xem 15659
Hoài Thanh (1909-1982)

Mùa chuyển vụ
Mỗi thi nhân, một thế giới gieo trồng
một bí ẩn vũ trụ

Bao giờ lại gió đầu mùa  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:07
Lượt xem 16481
Vang bóng (1910-1942)

Trăm đường phố chọc trời cao thẳm mây
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?

Vang bóng  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:05
Lượt xem 27443
Nguyễn Tuân (1910-1987)

Tôi vẩn vơ lo một ngày sẽ đến
tự động hóa cao rồi, cốm ngọc có còn thơm?
Giò có lụa nữa không? Phở còn riêng hương vị?
Bỗng yên lòng: trên giá sách có ông.

Xuôi dòng nước ngược  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:04
Lượt xem 17830
Tú Mỡ (1910-1976)

Thăm cụ, tôi xuôi dòng nước ngược
trang thơ còn đợi, bút còn mong
Cụ đang trụ chốt đèn xanh đỏ
thổi phạt ai kia lái ngược dòng.

Mùa tựu trường lại nhớ  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:03
Lượt xem 15788
Thanh Tịnh (1911-1988)

Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.

Hai lá phổi giông tố  - Nguyễn Vũ Tiềm - Thơ

20/12/2014 16:03
Lượt xem 17101
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)

Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !

Hiển thị 331 - 340 tin trong 2146 kết quả