Thơ

Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:15
Lượt xem 27288

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tiểu sử

Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân [3].

Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ [3].

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Sau giải phóng ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế. Ông có trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.[1][4]

Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin [5]. Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006).[1][6].

Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Một bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

Nhân dân

Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.

Tháng 11/2011

Tác phẩm

  • Báo động
  • Bếp lửa rừng
  • Bước chân - Ngọn đèn
  • Cái nền căm hờn
  • Cát trắng Phú Vang
  • Chiều Hương Giang
  • Con chim thời gian
  • Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
  • Đất ngoại ô (1973)
  • Mặt đường khát vọng (1974)
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)
  • Cửa thép (1972)
  • Đất và khát vọng
  • Trường ca
  • Đất nước
  • Giặc Mỹ
  • Gửi anh Tường
  • Hình dung về Chê Ghêvara
  • Hồi kết cuộc
  • Khoảng trời yêu dấu
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Lau
  • Lời chào
  • Màu xanh lên đường
  • Mùa Xuân ở A Đời
  • Ngày vui
  • Nghĩ về một nhãn hiệu
  • Người con gái chằm nón bài thơ
  • Nơi Bác từng qua
  • Nỗi nhớ
  • Tháng chạp ở Hồng Trường
  • Thưa mẹ con đi
  • Tiễn bạn cuối mùa đông
  • Tình Ca
  • Tôi lại đi đường này
  • Trên núi sông
  • Từ những gì các anh trao?
  • Tuổi trẻ không yên
  • Vỗ Hờn
  • Xanh xanh bóng núi
  • Xuống đường

[1][7][8]

Giải thưởng

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".[4]
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.[9]

chú thích

Các tác phẩm khác

Tặng Tốn Phong Tử  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:27
Lượt xem 18910
Bướm ong mừng đã mấy phen nay,
Hồng nhạn xin đưa ba chữ lại;
Dám đâu mưa gió giở bàn tay,
Những sự ba đào xeo tấc lưỡi,

Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:26
Lượt xem 21017
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!(1)
Cái nợ ba sinh đã trả rồi(2)
Chôn chặt văn chương ba tấc đất(3)
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.(4)

Đánh đu  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:24
Lượt xem 69833
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,(1)
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

Hang Cắc Cớ  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:22
Lượt xem 21558
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.

Dệt cửi (Dệt vải)  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:21
Lượt xem 51382
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò(1) mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt(2) đâm ngang thích thích mau.

Sư Hổ mang  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:20
Lượt xem 23528
Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vải núp sau lưng sáu bảy bà.

Sư bị ong châm  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:20
Lượt xem 18354
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì... bà cốt,(1)
Bá ngọ con ong bé cái nhầm. (2)

Chơi Hồ Tây nhớ bạn  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:19
Lượt xem 27855
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ

Trách Chiêu Hổ  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:18
Lượt xem 16393
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Đề đền Sầm Nghi Đống (Đền Thái Thú)  - Hồ Xuân Hương - Thơ

19/08/2013 08:15
Lượt xem 20065
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đến thái thú(2) đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Hiển thị 1881 - 1890 tin trong 2182 kết quả