Thơ

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 28929

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.

Tiểu sử

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của vợ ông, bà Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ".

Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.

Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.

Sự nghiệp văn học

Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...

Các tác phẩm chính

  • Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
  • Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970)
  • Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
  • Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
  • Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
  • Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
  • Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983)
  • Bến quê (truyện ngắn, 1985)
  • Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
  • Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987)
  • Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
  • Nguyễn Minh Châu toàn tập (NXB Văn Học, 2001)

Đánh giá

  • Nhà văn Nguyễn Khải: "Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này".
  • Nhà phê bình Nikolai Nikulin: "Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng".

chú thích

Các tác phẩm khác

Mưa bong bóng ngày xưa  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:33
Lượt xem 10747
Phập phồng bong bóng trời mưa
Chút chua xót của ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn

Cho mùa đông kỷ niệm  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:32
Lượt xem 19186
Chừng như lạnh giá hồn tôi
Tiếng chuông còn đó trong lời thánh ca
Đêm huyền thoại của ngày xa
Nghe thời gian có nhớ qua cõi lòng

Hoa muống biển … trong đêm Giáng sinh  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:31
Lượt xem 19287
Những hàng cây phơi mình trong gió lạnh
Chiếc lá vàng lặng lẽ cuối cùng rơi
Tiếng chuông vang nỗi nhớ như buông lời
Từ sâu thẳm trái tim người viễn xứ

Vết bụi trần  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:30
Lượt xem 24564
Ngõ về quán vắng không tên
Đường khuya hiu hắt bạt phên mái nhà
Bóng gần mà lại như xa
Đẫm sương trên áo trăng ngà đôi vai

Với những mùa xuân  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:30
Lượt xem 28648
Lạnh nghe gió bạt mưa phùn
Ba mươi năm những mùa xuân có về
Chạnh lòng phảng phất hồn quê
Có người đi nhặt ước thề ngày xưa

Nhớ mùa xuân cỏ nội hương đồng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:28
Lượt xem 22090
Đâu đây mùi cỏ hương đồng
Đêm ba mươi tết chát lòng nhớ quê
Nhớ cây vú sữa xum xuê
Ai ngồi nấu bánh sau hè ngày xưa

Có còn một mùa Xuân  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:27
Lượt xem 17856
Anh biết không
Hôm nay em buồn lắm
Nhìn xuân về
Cánh bướm lượn nhởn nhơ
Vườn mai xưa sao ai nỡ hững hờ
Lòng cô phụ mỏi mòn niềm mong đợi

Huế buồn với những cơn mưa  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:26
Lượt xem 17173
Tan trường áo trắng bay bay
Âm vang tiếng guốc trang đài dáng xưa
Huế chiều lất phất hạt mưa
Gió hôn tóc rối lòng chưa biết gì

Dĩ vãng nào của em  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:25
Lượt xem 17441
Đã mấy hôm chẳng còn nghe anh gọi
Chắc có người bên cạnh với anh đây
Có biết không em trông ngóng từng ngày
Nhìn lá đổ gió lùa hồn giá buốt

Nỗi buồn Valentine  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 22:24
Lượt xem 15772
Chiều về rơi hoa nắng
Nhè nhẹ gió heo may
Con đường nằm yên vắng
Như mãi chờ bước ai

Hiển thị 1091 - 1100 tin trong 2126 kết quả