Thơ

Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 28392

nguồn : http://sachxua.net

xem thêm : tác giả

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

Tiểu sử

Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.

Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau 1954, tập kết ra Bắc, ông chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản, có thời gian còn tham gia dạy ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Ông đã được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V  trao tặng năm 1953 cho tập bút ký "Bát cơm Cụ Hồ". Ngày 25.7.2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Nhà văn Nguyễn Thành Long qua hồi ức của con gái

Nhà văn Nguyễn Thành Long cùng hai con gái: Quê Hương và Hoa Hồng (Ảnh: Gia đình nhà văn Nguyễn Thành Long cung cấp)

Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ tiếng bước chân của bố tôi bước lên cầu thang. Cái cầu thang cót két, tiếng bước chân chậm rãi của bố không lẫn vào đâu được. Dường như, ngay trong lúc đi, bố cũng nghĩ ngợi. Bố là thế, lúc nào cũng nghĩ ngợi, trăn trở, nên về mặt tinh thần, có thể nói ông không sung sướng. Ông là một người sinh ra để làm nghề văn, với một tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm và đặc biệt tinh tế. Ông hay nói: “Làm nghề văn, tức là mang trái tim mình đi khắp nơi, nghe phản ứng của nó, và viết”. Nhưng vì ông nhạy cảm và tinh tế quá, nên khi ông “mang trái tim đi” như thế, ông sung sướng và đau khổ với những phản ứng của nó, ông nghĩ ngợi và suy tư, ông không yên ổn. Tôi còn nhớ những ngày 30 Tết, mẹ tôi tất bật với đủ thứ việc. Còn bố, ông nằm dài trên giường, mặt đầy vẻ chán đời. Mẹ hỏi: “Anh làm sao thế?”, bố bảo: “Buồn! Tổng kết cả năm mình chẳng làm được cái gì”.

Thỉnh thoảng được đi thực tế với bố, tôi thấy thật lạ. Bố bước chân vào một nhà dân, căn nhà tuềnh toàng, trên tường có bức ảnh anh bộ đội. Trong nhà, có một chị trung niên và một đứa bé. Bố chào hai người rồi ngồi xuống bàn, câu đầu tiên bố hỏi: “Anh chị ở được với nhau bao lâu thì anh đi, hả chị?”. Thế là chị ấy khóc òa, kể cho bố nghe tất cả… Tinh tế và đồng cảm, bố được người ta tin cậy và tâm sự rất dễ dàng…

Tôi may mắn có một tuổi thơ êm đềm trong một gia đình hạnh phúc. Hai chị em tôi chịu ảnh hưởng từ bố rất nhiều. Bố tôi dạy con rất kỹ, từ việc nhỏ nhặt như trải cái chiếu sao cho thẳng, cho đến những cái lớn hơn như lý tưởng, mục đích sống. Nhớ hồi Đại học, thư về nhà, đôi khi tôi viết: “Mọi việc của con đều bình thường”. Thế mà bố không bằng lòng, bố viết cho tôi: “Các con phải sống vượt lên cái bình thường. Quê hương này, đất nước này đòi hỏi các con phải như vậy”.

Bố đọc nhiều, hiểu rộng. Lúc nào, trên tay ông cũng là một quyển sách hay một tờ báo. Bố là một từ điển bách khoa của hai chị em tôi và mẹ. Bất cứ cái gì hỏi bố, bố đều trả lời cặn kẽ. Nói chuyện với bố rất thích, vì bố biết đủ thứ và phân tích rất giỏi. Bọn tôi thân với bố, có thể so mũi trêu bố, có thể nói với bố đủ thứ từ chuyện trẻ con đến những suy nghĩ nghiêm túc.

Nhà tôi cách trụ sở Hội Nhà văn có vài phố, luôn là điểm ghé chơi của các nhà văn, già có, trẻ có. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ những câu chuyện xung quanh cái bàn nước của bố. Bố và các bác các chú rủ rỉ nói với nhau chuyện văn, chuyện nghề, chuyện người, chuyện đời. Còn tôi và Hoa Hồng (TS. vật lý Nguyễn Thị Hoa Hồng) ngồi trên giường cạnh đấy, dựa lưng vào tường học bài, nhưng tai vẫn gióng lên để nghe chuyện… Bọn tôi cứ lớn lên trong không khí thấm đẫm văn học ấy, coi nghề văn, giới văn như ruột thịt của mình…

Nhà chật, xung quanh ồn ào, nên bố thường viết về đêm, khi mọi người đã ngủ. Sáng ra, bố ngủ, tôi lén đọc những dòng bố vừa viết. Lén thôi, vì bố không thích cho đọc khi chưa viết xong. Ngày ấy chưa có máy tính, bố viết xong, sửa chữa xong, thường là tôi hoặc Hoa Hồng chép lại để bố đưa bản thảo sang nhà xuất bản.

Tập kết ra Bắc, ông bà nội và các cô chú còn ở Quy Nhơn và trong Nam luôn là nỗi khắc khoải của bố. Bố đặt tên tôi là Quê Hương cũng là vì vậy. Cuối tháng 3 năm 1975, cả nhà hồi hộp từng ngày. Một chiều, các chú bên Đài Tiếng nói Việt Nam lao đến nhà: “Anh! Có lẽ ngày mai sẽ giải phóng là Quy Nhơn. Bọn em cần bài gấp”. Bố bật dậy: “Được! 5 giờ sáng ghé mình nhé”.

Đã bao năm rồi, ông mong chờ ngày này? Đêm ấy, bố thức trắng, 5 giờ sáng đặt dấu chấm cuối cùng trên bài bút ký. Sáng hôm sau, tin Quy Nhơn giải phóng và bài của bố được đọc. Sau ngày 30 tháng 4, bố và mẹ vào Nam ngay để tìm ông bà nội ngoại, còn tôi, vì đang thi đại học nên phải ở lại Hà Nội một mình. Thi xong, tôi vào Nam bằng tàu thủy cùng chú Bích Ngọc (GS. âm nhạc Bích Ngọc). Từ Đà Nẵng, hai chú cháu đi xe lam vào, ngang qua Tam Kỳ, thấy bố ngồi đọc báo trước cửa nhà ông bà ngoại. Tiễn mẹ và em ra Bắc để mẹ trả phép, tôi và bố vào Quy Nhơn, ở với bà nội và cô chú vài tuần, rồi bắt đầu một chuyến đi của hai bố con và bác Yến Lan, khắp Bình Định, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn…

Những năm cuối đời, bố bị viêm đại tràng, lâu lâu lại có cục gì đó nổi lên trên người và rất đau, nhưng đi khám khắp nơi, chẳng ai biết được bệnh gì. Những lúc bố lên cơn đau, chúng tôi thương bố lắm, nhưng chẳng làm gì được… Lúc người đi xa, tôi lại ở nơi đất khách quê người. Mãi mãi, những ký ức về bố theo chúng tôi đi khắp nơi…

Nguyễn Văn Trang (ghi)

Tác phẩm

   - Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952)
   - Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)
   - Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)
   - Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962)
   - Gang ra (bút ký 1964)
   - Trong gió bão (truyện, 1963)
   - Những tiếng vỗ cánh (1967)
   - Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972)
   - Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978)
   - Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1981)
   - Sáng mai nào, xế chiều nào (1984)

Các tác phẩm khác

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 28686
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.

Nguyễn Mỹ (1935-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 30922
Nguyễn Mỹ (21 tháng 2 năm 1935 - 16 tháng 5 năm 1971), là một nhà thơ Việt Nam
Nguyễn Mỹ sinh ngày 21 tháng 2 năm 1935, tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Mỹ tử thương ngày 16 tháng 5 năm 1971 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn của đối phương.

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56020
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 21345
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 24223
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.

Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:34
Lượt xem 43312
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Ân phúc  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:02
Lượt xem 35563
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời

Bài học  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 22251
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương

Bạn tôi  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 29728
Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
Sống cùng những điều không

Biển đêm  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:00
Lượt xem 20167
Những chiếc lá vàng trước ngõ
Đã rơi từ chiều hôm kia
Người khách từ miền nào đó
Chờ chi một tiếng tiễn đưa

Hiển thị 1 - 10 tin trong 2127 kết quả