Thơ

Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 28557

nguồn : http://sachxua.net

xem thêm : tác giả

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

Tiểu sử

Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.

Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau 1954, tập kết ra Bắc, ông chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản, có thời gian còn tham gia dạy ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Ông đã được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V  trao tặng năm 1953 cho tập bút ký "Bát cơm Cụ Hồ". Ngày 25.7.2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Nhà văn Nguyễn Thành Long qua hồi ức của con gái

Nhà văn Nguyễn Thành Long cùng hai con gái: Quê Hương và Hoa Hồng (Ảnh: Gia đình nhà văn Nguyễn Thành Long cung cấp)

Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ tiếng bước chân của bố tôi bước lên cầu thang. Cái cầu thang cót két, tiếng bước chân chậm rãi của bố không lẫn vào đâu được. Dường như, ngay trong lúc đi, bố cũng nghĩ ngợi. Bố là thế, lúc nào cũng nghĩ ngợi, trăn trở, nên về mặt tinh thần, có thể nói ông không sung sướng. Ông là một người sinh ra để làm nghề văn, với một tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm và đặc biệt tinh tế. Ông hay nói: “Làm nghề văn, tức là mang trái tim mình đi khắp nơi, nghe phản ứng của nó, và viết”. Nhưng vì ông nhạy cảm và tinh tế quá, nên khi ông “mang trái tim đi” như thế, ông sung sướng và đau khổ với những phản ứng của nó, ông nghĩ ngợi và suy tư, ông không yên ổn. Tôi còn nhớ những ngày 30 Tết, mẹ tôi tất bật với đủ thứ việc. Còn bố, ông nằm dài trên giường, mặt đầy vẻ chán đời. Mẹ hỏi: “Anh làm sao thế?”, bố bảo: “Buồn! Tổng kết cả năm mình chẳng làm được cái gì”.

Thỉnh thoảng được đi thực tế với bố, tôi thấy thật lạ. Bố bước chân vào một nhà dân, căn nhà tuềnh toàng, trên tường có bức ảnh anh bộ đội. Trong nhà, có một chị trung niên và một đứa bé. Bố chào hai người rồi ngồi xuống bàn, câu đầu tiên bố hỏi: “Anh chị ở được với nhau bao lâu thì anh đi, hả chị?”. Thế là chị ấy khóc òa, kể cho bố nghe tất cả… Tinh tế và đồng cảm, bố được người ta tin cậy và tâm sự rất dễ dàng…

Tôi may mắn có một tuổi thơ êm đềm trong một gia đình hạnh phúc. Hai chị em tôi chịu ảnh hưởng từ bố rất nhiều. Bố tôi dạy con rất kỹ, từ việc nhỏ nhặt như trải cái chiếu sao cho thẳng, cho đến những cái lớn hơn như lý tưởng, mục đích sống. Nhớ hồi Đại học, thư về nhà, đôi khi tôi viết: “Mọi việc của con đều bình thường”. Thế mà bố không bằng lòng, bố viết cho tôi: “Các con phải sống vượt lên cái bình thường. Quê hương này, đất nước này đòi hỏi các con phải như vậy”.

Bố đọc nhiều, hiểu rộng. Lúc nào, trên tay ông cũng là một quyển sách hay một tờ báo. Bố là một từ điển bách khoa của hai chị em tôi và mẹ. Bất cứ cái gì hỏi bố, bố đều trả lời cặn kẽ. Nói chuyện với bố rất thích, vì bố biết đủ thứ và phân tích rất giỏi. Bọn tôi thân với bố, có thể so mũi trêu bố, có thể nói với bố đủ thứ từ chuyện trẻ con đến những suy nghĩ nghiêm túc.

Nhà tôi cách trụ sở Hội Nhà văn có vài phố, luôn là điểm ghé chơi của các nhà văn, già có, trẻ có. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ những câu chuyện xung quanh cái bàn nước của bố. Bố và các bác các chú rủ rỉ nói với nhau chuyện văn, chuyện nghề, chuyện người, chuyện đời. Còn tôi và Hoa Hồng (TS. vật lý Nguyễn Thị Hoa Hồng) ngồi trên giường cạnh đấy, dựa lưng vào tường học bài, nhưng tai vẫn gióng lên để nghe chuyện… Bọn tôi cứ lớn lên trong không khí thấm đẫm văn học ấy, coi nghề văn, giới văn như ruột thịt của mình…

Nhà chật, xung quanh ồn ào, nên bố thường viết về đêm, khi mọi người đã ngủ. Sáng ra, bố ngủ, tôi lén đọc những dòng bố vừa viết. Lén thôi, vì bố không thích cho đọc khi chưa viết xong. Ngày ấy chưa có máy tính, bố viết xong, sửa chữa xong, thường là tôi hoặc Hoa Hồng chép lại để bố đưa bản thảo sang nhà xuất bản.

Tập kết ra Bắc, ông bà nội và các cô chú còn ở Quy Nhơn và trong Nam luôn là nỗi khắc khoải của bố. Bố đặt tên tôi là Quê Hương cũng là vì vậy. Cuối tháng 3 năm 1975, cả nhà hồi hộp từng ngày. Một chiều, các chú bên Đài Tiếng nói Việt Nam lao đến nhà: “Anh! Có lẽ ngày mai sẽ giải phóng là Quy Nhơn. Bọn em cần bài gấp”. Bố bật dậy: “Được! 5 giờ sáng ghé mình nhé”.

Đã bao năm rồi, ông mong chờ ngày này? Đêm ấy, bố thức trắng, 5 giờ sáng đặt dấu chấm cuối cùng trên bài bút ký. Sáng hôm sau, tin Quy Nhơn giải phóng và bài của bố được đọc. Sau ngày 30 tháng 4, bố và mẹ vào Nam ngay để tìm ông bà nội ngoại, còn tôi, vì đang thi đại học nên phải ở lại Hà Nội một mình. Thi xong, tôi vào Nam bằng tàu thủy cùng chú Bích Ngọc (GS. âm nhạc Bích Ngọc). Từ Đà Nẵng, hai chú cháu đi xe lam vào, ngang qua Tam Kỳ, thấy bố ngồi đọc báo trước cửa nhà ông bà ngoại. Tiễn mẹ và em ra Bắc để mẹ trả phép, tôi và bố vào Quy Nhơn, ở với bà nội và cô chú vài tuần, rồi bắt đầu một chuyến đi của hai bố con và bác Yến Lan, khắp Bình Định, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn…

Những năm cuối đời, bố bị viêm đại tràng, lâu lâu lại có cục gì đó nổi lên trên người và rất đau, nhưng đi khám khắp nơi, chẳng ai biết được bệnh gì. Những lúc bố lên cơn đau, chúng tôi thương bố lắm, nhưng chẳng làm gì được… Lúc người đi xa, tôi lại ở nơi đất khách quê người. Mãi mãi, những ký ức về bố theo chúng tôi đi khắp nơi…

Nguyễn Văn Trang (ghi)

Tác phẩm

   - Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952)
   - Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)
   - Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)
   - Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962)
   - Gang ra (bút ký 1964)
   - Trong gió bão (truyện, 1963)
   - Những tiếng vỗ cánh (1967)
   - Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972)
   - Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978)
   - Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1981)
   - Sáng mai nào, xế chiều nào (1984)

Các tác phẩm khác

Than già  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:42
Lượt xem 15887
Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay
Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay
Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm
Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay

Cáo quan về ở nhà  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:41
Lượt xem 21617
Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà
Nghỉ ta, ta lại chỉ thương ta
Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ
Ngọn gió không nhường tóc bạc a !

Mạn hứng  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:40
Lượt xem 17233
Đô Môn nhất xuất toại qui điền
Bẩn bệnh niên lai độc tự liên
Song nhật ám di hồng ảnh cận
Trúc phong bất nhượng bạch đầu tiên

Phú đắc ()  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:40
Lượt xem 22929
Đã trót sinh ra kiếp má đào,
Bảy mươi tư tuổi có là bao ?
Xuân xanh xấp xỉ hàng răng rụng,
Ngày vắng ân cần mảnh giấy trao

Đại lão  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:38
Lượt xem 31325
Năm nay tớ đã bảy mươi tư
Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ
Lúc hứng, uống thêm dăm chén rượu
Khi buồn, ngâm láo một câu thơ

Di chúc  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:37
Lượt xem 22524
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số thầy sinh phải lúc dương cùng
Đức thầy đã mỏng mòng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy

Câu đối  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:36
Lượt xem 21586
- Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưỡng ngồi trên, nào lềnh, nào trưởng, nào ban ba, tiền làm sao đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đà nhẵn mặt;

- Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau đứng trước, này thơ, này phú, này đoạn một, bằng là thế trắc là thế, khuyên điểm là thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoát, con mắt gà đeo kính đã mòn tai

Vịnh trâu già  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:34
Lượt xem 11065
Một nắm xương khô, một nắm da
Bao nhiêu cái ách đã từng qua
Đuôi khom biếng vẫy Điền Đan hỏa
Tai nặng buồn nghe Nịnh Tử ca

Đêm xuân thương con thiêu thân  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:33
Lượt xem 16996
Giống lông cánh phận mình nho nhỏ
Chết là yên , chết chỗ quang minh
Phải chăng thảng thốt đã đành
Mà trong dúng dắng xem tình dễ đâu

Ngày xuân dặn các con (Ngày xuân răn con cháu)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:33
Lượt xem 11242
Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

Hiển thị 851 - 860 tin trong 2127 kết quả