Thơ

Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:16
Lượt xem 20040

nguồn : http://www.thivien.net

Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Kiên là sinh viên khoa ngữ văn khoá 23 (1997-2001) Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, anh từng là chủ nhiệm CLB Thơ văn của trường, từng tham gia CLB Sáng tác trẻ của Nhà văn hoá Thanh niên, vì hoàn cảnh anh phải bỏ học dở dang hiện đang làm thợ cơ khí tại xưởng của gia đình.

Bài thơ "Đôi dép" của anh đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định về bài thơ "Đôi dép", nhà thơ Lê Minh Quốc đã viết như sau "Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... th… Xem toàn bộ

 

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ đôi dép được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế Giới Mới số 266 ngày 15-12-1997 (trang 91).[1][2][3]

Tác giả

Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch của nhà thơ Puskin.

Các báo chí chính thức tại Việt Nam đều khẳng định tác giả của bài thơ Đôi dép là của Nguyễn Trung Kiên như nhà báo Thanh Hải trên tờ Pháp luật, chương trình Netviet stories trên kênh VTC10 Netviet[2], trang Áo trắng của báo Tuổi Trẻ (tháng 9-1997)[1]. Tuy nhiên khi báo Dân Trí giới thiệu bài thơ Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên vào thứ bẩy, 08/10/2011 thì có rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả về vấn đề tác giả của bài thơ.[4] Sau hai ngày, phóng viên báo Dân Trí đã viết một bài mới với tựa đề "Tác giả "Đôi dép" - anh là ai?" tóm tắt lại các ý kiến của độc giả với nhiều tác giả được đưa ra như Nguyễn Trung Kiên, Thuận Hóa, Puskin, Hoàng Anh Tú, Nguyễn Quốc Huy.[5] Năm 2012, báo Người đưa tin- Cơ quan của Hội luật gia Việt Nam, báo Văn hóa và đời sống Thanh Hóa tiếp tục khẳng định Nguyễn Trung Kiên là tác giả bài thơ.[3][6]

Giải thưởng

Bài thơ đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ).[1]

Ảnh hưởng

Bài thơ của Nguyễn Trung Kiên được đưa lên mạng toàn cầu, được cho là đã được truyền tay nhau đọc, rồi in photo, phóng to các cỡ. Báo chí tường thuật là có gia đình còn lồng khung kính treo ở vị trí trang trọng và đã có người so sánh bài thơ với sự trường cửu của Màu tím hoa sim của Hữu Loan, với Núi đôi của Vũ Cao, với Quê hương của Giang Nam...[6]. Bài thơ đã được ông Nguyễn Bá Thanh (lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đọc trong buổi nói chuyện giữa ông và 130 ông chồng có hành vi bạo lực với vợ diễn ra vào ngày 5/8/2009.[7]

Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến - Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép, việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi nếu làm tốt, có những bài thơ thu được hàng tỷ đồng, chứ không phải chỉ vài trăm triệu... Bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: Bài thơ về đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, viết rất hay, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng, nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỉ đồng tiền tác quyền.[8]

Một nhà thơ khác là Phạm Trung đã sáng tác một ca khúc với tựa đề "Bài thơ đôi dép" phỏng theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Trung Kiên.[9]

Đánh giá

Đôi dép là một bài thơ hiện đại, dù về mặt thể loại nó vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo cách gieo vần truyền thống. Tại sao hiện đại? Bởi nó không sử dụng cách so sánh giống người trước... Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế. [10]

Bài thơ "đôi dép" nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm.[11]  Thích Thật Từ

chú thích

Các tác phẩm khác

Muốn hóa ra dưa - Hóa ra dưa  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:40
Lượt xem 12917
Ước gì ta hóa ra dưa
Ðể cho người tắm nước mưa chậu đồng
Ước gì ta hóa ra hồng
Ðể cho người bế người bồng người chơi

Năm mới  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:39
Lượt xem 18730
Khéo bảo nhau rằng: mới với me
Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe
Khăn là bác nọ to tày rế (1)
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.

Ngày xuân của làng thơ  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:39
Lượt xem 25512
Ngày ba tháng tám thấy đâu mà (1)
Sao đến đầu xuân lắm thế a ?
Ý hẳn thịt xôi lên chặt dạ
Cho nên con tự mới lòi ra ? (2)

Nghèo mà vui  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:38
Lượt xem 26871
Kể suốt thế ai bằng anh Mán
Trải mùi đời, khôn chán giả làm ngây
Hổ sinh ra lúc thời này
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng

Nhà nho giả danh  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:37
Lượt xem 11922
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô ?
Không học mà sao cũng gọi "đồ" ?
Ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho ?

Nhớ bạn phương trời  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:37
Lượt xem 18079
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẽ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!

Ông ấm mốc  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:36
Lượt xem 36787
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà
Trước nhà có miếu, có cây đa.
Vườn ao đất cát chừng ba mẫu (1)
Nứa lá tre pheo đủ một toà.

Ông cò  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:34
Lượt xem 24614
Hà Nam, danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hỏi mái trống toang đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.

Ông cử Ba (1)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:34
Lượt xem 20251
Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua
Ai ngờ mũ áo đến ba ba !
Ðầu như lươn đất mà không lấm
Thân tựa xà hang cũng ngó ra

Ông cử Nhu  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:33
Lượt xem 20820
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu

Hiển thị 231 - 240 tin trong 2183 kết quả