Thơ

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 19860

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn gốc

Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Tiểu sử

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại miền Bắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].

Tác phẩm

Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

chú thích

Các tác phẩm khác

Đi thi nói ngông  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:44
Lượt xem 17665
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào ông nói ngông
Trên bảng năm ba thầy cử đội (1)
Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông (2)

Đổi thi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:43
Lượt xem 15940
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.

Đùa bạn ở tù  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:27
Lượt xem 34887
Cái cách phong lưu, lọ phải cầu !
Bỗng đâu gặp những chuyện đâu đâu,
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi, lính phải hầu.

Đùa ông Hàn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:26
Lượt xem 23877
Hàn lâm tu soạn kém gì ai ?
Ðủ cả vung nồi, cả cóng chai
Ví phỏng quyển thi ông được chấm
Ðù cha, đù mẹ đứa riêng ai …

Gái buôn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:26
Lượt xem 32033
Nước buôn như chị mới ăn người
Chị thấy ai đâu chị cũng cười
Chiều khách quá hơn nhà thổ ế
Ðắt hàng như thể mớ tôm tươi

Gái góa nhà giàu  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:25
Lượt xem 11319
Ta thấy người ta vẫn bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
Cõi đời cũng lắm nơi thanh quý
Chị Nguyệt dung chi đứa tục tằn

Gần tết than việc nhà (1)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:24
Lượt xem 12487
Bố ở một nơi con một nơi,
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi
Văn chương ngoại hạng quan không chấm (2)
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi (3)

Giễu người thi đỗ  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:23
Lượt xem 18016
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không !
Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân, Ông cử ngẩng đầu rồng.

Giời nực mặc áo bông  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:23
Lượt xem 27554
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,
Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không.
Một tuồng rách rưới, con như bố,
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.

Gửi người cũ  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:22
Lượt xem 24811
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào.
Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ?
Trai gái bởi tay bà mụ nặn
Vợ chồng nguyên mối chị Hằng trao.

Hiển thị 151 - 160 tin trong 2136 kết quả