Thơ

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 20178

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn gốc

Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Tiểu sử

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại miền Bắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].

Tác phẩm

Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

chú thích

Các tác phẩm khác

Chiêu hồn tử sĩ  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:49
Lượt xem 11445
Tiết tháng bảy mưa dầm xùi xụt
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau khảm bạc, giếng ngô rụng vàng

Văn tế thập loại chúng sinh  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:48
Lượt xem 9311
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não ngườI thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...

Ngẫu hứng  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:46
Lượt xem 16256
Lau trắng nở phau, cúc chớm vàng
Lòng quê muôn dặm với đêm trường
Đẩy song gượng dậy xem trăng sáng
Bóng rợp che trùm, lấp bóng trăng.

Bướm chết trong sách (Điệp tử thư trung)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:45
Lượt xem 12298
Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương

Sông Đồng Lung (Đồng Lung Giang)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:43
Lượt xem 17497
Đồng Lung giang thủy khứ du du
Kim cổ nhàn sầu bất trú lưu
Sa chủy tàn lô phi bạch lộ
Lũng đầu lạc nguyệt ngọa hàn ngưu

Ký hữu  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:42
Lượt xem 19817
Mạc mạc trần ai mãn thái không
Bế môn cao chẩm ngọa kỳ trung
Nhất thiên minh nguyệt giao tình tại
Bách lý Hồng sơn chánh khí đồng

Xuân tiêu lữ thứ  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 20:41
Lượt xem 14593
Ám lý thiên kinh vật hậu tân.
Trì thảo (1) vị lan thiên lý mộng,
Đình mai dĩ hoán nhất niên xuân.
Anh hùng tâm sự hoang trì sính,

Vết mây  - Phương Triều - Thơ

21/08/2013 20:37
Lượt xem 16937
Lòng vẫn bâng khuâng hương lửa nhớ
Người đi áo bạc dặm trường xa
Con đò ly khách mênh mông sóng
Đã mỏi mòn chưa, những mộng hoa ?

Tiểu sử  - Phương Triều - Thơ

21/08/2013 20:36
Lượt xem 18578
Phương Triều
Sanh tại Sa-đéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn).

Quên  - Phương Triều - Thơ

21/08/2013 20:32
Lượt xem 27147
Nửa dêm thức dậy ôn bài
Tưởng còn đi học, tới ngày đi thi.
Nhìn em dáng ngủ nhu mì
Tắt đèn.

Hiển thị 1681 - 1690 tin trong 2136 kết quả