Thơ

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:17
Lượt xem 18031

nguồn : http://poem.tkaraoke.com

Phương Triều
Sanh tại Sa-đéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn).
Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959. Khóa 23 Trường Bộ Binh Thủ Ðức.
Sĩ quan Báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa (1967-1975).
Ðịnh cư tại Hoa Kỳ ngày 19 tháng 4-1994, theo diện HO 23.

Ðã xuất bản:
Còn Nhớ Còn Thương (Tập truyện, Sông Hậu xb, Sài-gòn 1966)
Tiếng Hát Hoàng Hôn (Tập truyện, Sông Hậu xb, Sài-gòn 1969)
Sầu Hương Phấn (Tập truyện, Sông Hậu xb, Sài-gòn 1972)
Thơ Phương Triều (Thơ, Tình Thương xb, California 1995)
Trăm Bài Thơ Xuân (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minnesota 2000)
Xóm Mộ (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minnesota 2001)
Giọt Sữa Ðất (Thơ, Lê Huỳnh xb, Minnesota 2002)

Sẽ xuất bản:
- 39 Tác Giả Viết Về Phương Triều
- Kỷ Niệm Văn Nghệ Sĩ, Ký Giả và Thân Hữu (Tập I)
- Chuyện Tào Lao
***
 
BẰNG HỮU VIẾT VỀ PHƯƠNG TRIỀU

LÊ TAM CA
Phương Triều khởi đầu nghiệp cầm bút của ông năm 17 tuổi (1958) bằng những bài thơ. Nhưng ông sống với ngòi bút bằng những bài báo. Đã đi lính, đi tù “cải tạo”, Phương Triều tới Mỹ cách đây ít lâu, lại trở về với thơ. Thơ ông giản dị và trong sáng – pha chút dí dỏm của Tú Xương, Tú Mỡ. Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ, và thường là tự truyện. Tự truyện của Phương Triều xem ra cũng là truyện của một thế hệ: những người ở lứa tuổi trên 50 hôm nay, mấy ai không trải qua một tuổi thơ mơ mộng hão huyền

...Đam mê theo bè bạn

Tưởng tượng mình bơ vơ!

Tiếp đó là tuổi thanh niên, làm sao tránh khỏi cái vòng “kim cô” quân dịch, để phải tiêu hết khoảng thời gian sung mãn nhất của một đời người vào chiến tranh, và (theo số phận của những người chiến bại) trong tù ngục. Nhưng, thơ Phương Triều, ngay trong những bài mở đầu hoặc rải rác những câu mang vẻ khinh bạc, vẫn ẩn chứa một niềm lạc quan, một tin tưởng dù mong manh vào tình người, vào cuộc đời.
(Tạp chí THẾ KỶ 21, tháng 3.1995)

NHẬT HỒNG
...Từng ấy nhịp đập của con tim trong nức nở nghẹn ngào, hòa với hơi thở của hồn Mẹ Việt Nam đứt đoạn trong thương đau, đã được Phương Triều như gợi lên, như hằn xuống trong hồn thơ của anh vốn là một nhà thơ, một người lính, một anh tù cải tạo, một chú H.O., được trở về từ trong cõi chết...
Bên cạnh đó, người đọc thơ anh cũng còn bắt gặp được những hình ảnh thân thương, đã đi vào tiềm thức không làm sao quên nổi, đó là hình ảnh của những cậu bé, cô bé ngày xưa trong tuổi học trò non dại thơ ngây, đầu hớt miểng vùa, răng sún, thường hay chơi trò nhà chòi lá chuối, đám cưới với hoa lồng đèn, hoa giấy, cờ lau, tán u, nhảy cò, nhảy dây... mà cái tuyệt khéo của anh là đưa được những tiếng mộc mạc này vào trong thơ một cách có duyên và cảm động.
(Tuần báo MAI, California, tháng 2.1995)

NGUYỄN VĂN BA
Trước 1975, Phương Triều là khuôn mặt quen thuộc trong giới báo chí và văn nghệ ở thủ đô Sài Gòn. Anh làm thơ hai năm 1957 - 1958 khi còn học chung lớp với Lâm Tường Dũ, rồi gia nhập làng báo từ năm 1959 và trở thành ký giả chuyên nghiệp. Đầu tiên Phương Triều viết cho bán tuần san Bình Dân của nhà văn Phú Đức, sau đó lần lượt viết và cộng tác với các tuần và nhựt báo: Ngày Mới, Nghị Luận, Nước Nam, Tia Sáng, Trắng Đen, Tiếng Chuông, Dân Chúng, Tiếng Việt, Tiếng Dân, Dân Nguyện, Dân Chủ, Việt Nam & Thế Giới Thời Báo...

Anh còn là Sĩ quan Báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa (từ 1967 đến 1975 –Thời gian này anh kiêm nhiệm Thư ký Tòa soạn Tuần báo Hoa Tình Thương của Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ). Kể từ khi gia nhập làng báo năm 1959, Phương Triều bỏ hẳn việc làm thơ, cho tới cuối năm 1994, khi tới định cư tại Minnesota theo diện HO 23, anh làm thơ trở lại do sự khuyến khích của bạn bè. Được biết sau 30-4-1975, Phương Triều bị bắt đi cải tạo nhiều năm ở miền Bắc. Đối với cá nhân tôi, anh Phương Triều là một đồng hương, chúng tôi có cùng quê quán Nha Mân thuộc tỉnh Sa-đéc. Ngoài điểm chung ấy, anh còn là một đàn anh trong chữ nghĩa và văn chương mà tôi ái mộ ngay từ khi đọc những dòng chữ đầu tiên của anh xuất hiện trên báo chí hải ngoại.
 
Anh không nhận mình là thi sĩ hay nhà thơ, chỉ nói là mình viết phóng sự bằng thơ, nhưng tôi thấy thơ anh rất mượt mà, mới hơn ba năm ở hải ngoại mà anh đã làm trên dưới một ngàn bài thơ. Nhà văn Viên Luông ở Cali gọi Phương Triều là “nhà thơ bị ma nhập”. Phương Triều cũng không nhận mình là văn nhân. Văn anh nắm bắt những vấn đề đơn giản và thật gần gũi với đời sống của người Việt Nam bình dân, bộc trực, giản dị, nhưng không vì thế mà kém phần sâu sắc về tâm lý. Loạt bài “Chuyện Tào Lao” của anh được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt.
(tháng 1.1998)

HỒ HUẤN CAO
... Có dễ, trên tất cả, là nỗ lực thể hiện ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hàng ngày, rất dân dã của người miền Nam, trong khá nhiều bài thơ của ông. Sự kiện đáng kể này, nơi tiếng thơ Phương Triều, được coi là con đường nghịch chiều, nếu so sánh với những tác giả đi trước, đồng thời, hay đi sau, thường có thói quen biểu dương trí thức bằng những ngôn ngữ triết học, thần bí qua thơ văn của họ. Không bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhưng đứng từ góc độ chân thật tới mủi lòng, thơ Phương Triều là điểm đứng chênh vênh giữa hai cực tự trào và xót xa thân phận luân lạc.
(Đài VOA – Xuân Tân Tỵ 2001)
--------------------------------------------------------------------------------
 
xem thêm : http://quantho.net

1. phương triều thi ca thi nhân

Phương Triều , nhà thơ , Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng , sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc . Dậy học , Trung học Tư Thục Cộng Hòa , đường Trương Minh Giảng sài gòn] .Gia nhập làng Báo Chí sài gòn năm 1959 , Khóa 23 trường Bộ Binh Thủ Ðức . Sĩ Quan báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa [1967-1975].... Ði tù cải tạo tại Phú yên , Sơn La, Ra trại năm 1981 . Ðịnh cư tại Hoa Kỳ ngày 19 tháng tư năm 1994 , theo diện H.O 23.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Còn nhớ còn thương [Tập truyện , Sông Hậu xuất bản , SàiGòn 1966]
- Tiếng hát hoàng hôn [ Tập truyện , Sông hậu xb sài gòn 1969]
- Sầu Hương phấn [Tập truyện Sông hậu xb Sàigòn 1972]
- Thơ Phương Triều [Thơ tinh Thương xb California 1975]
- Trăm bài thơ Xuân [ Thơ lê Huỳnh xb Minnesota 2000]
- Xóm mộ [ Thơ Lê huỳnh xb Minnesota 2001]
- Giọt sữa Ðất [Thơ , Lê Huỳnh xb . Minnesota 2002]
- Xương rồng Ðen [Thơ Lê Huỳng xb Minnesota 2004]

[Trích tác giả Việt Nam của Lê bảo hoàng trang 548]

Thơ anh xuất hiện ở Miền Nam trước năm 1975 cho đến bây giờ. Trong những nhà thơ Miền Nam , anh là người đi tiên phong cố gắng thoát ra những lề luật [ước lệ cũ] của thơ Mới và thơ tàu , và rất mùng là anh đã thành công thoát ra được khỏi cái rọ đó, thơ anh kỹ thuật về Từ về ý rất cao, anh thường dùng đảo ngữ ngoa ngữ và mỹ từ pháp rất nhuần nhuyễn và điêu luyện, còn về Ý thì cũng bìng thuong như cuộc sống đời thường . về cách cấu trúc những từ những chữ trong thơ anh [ cực kỳ mới chả thua gì mấy thầy ảo thuật gia? mấy thầy làm xiệc]. Cái câu nói thường ngày của người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh :

-Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua

Hôm nay qua nói qua không qua mà qua qua?

Tôi không sinh ra và lớn lên ở miệt vườn, nhửng bà xã lại ở tuốt dưới Cà Mâu, năm nào tôi cũng theo bà xã về Thanh Minh chạp mả ông già vợ. Lộ trình đi từ xa cảng Miền Tây qua Bến Lức Long An, rồi đến Bắc Mỹ Thuận Tiền Giang Mỹ Tho. Qua Bắc là đến Vĩnh Long, qua Bắc sau là đến Hậu Giang Cần Thơ, đi nũa là Phụng Hiệp Ba Xuyên [ Sóc Trang, Bạc Liêu cũ] rồi đến địa giới Cà Mâu Minh Hải. Qua hai con sông, Tiền và Hậu, cái điều đặc biệt nhất là những dè lục bình, lúc nào cũng trôi xuôi về biển, trên chiếc bắc nghe giọng ca vọng cổ nhìn giòng nước đực ngầu. Thơ của Phương Triều đặc sệt Miền Nam rất dịu dàng về tình người, rất thân thương về tình đất, rất thiết tha với đồng lúa giòng sông .

Ðọc thơ anh mà thương anh, sau năm 1975, anh đi tù cải tạo, bị một chứng bệnh về đường ruột, suýt bỏ mạng, may nhờ anh em chiến hữu cùng tù là y sĩ cứu sống, nhưng phương tiện giải phẫu thô sơ, giữ được mạng sống là may mắn lắm rồi?

Qua bến bờ tự do, anh thường xuyên bệnh, cuộc sống hết sức ngặt nghèo giữa sống và chết cận kề bên anh, thơ Trần vấn Lệ bay bổng thì thơ Phương Triều êm đềm lắng sâu. Thơ anh tuy cấu trúc tân kỳ nhưng đọc kỹ vẫn còn mang âm hưởng của ca dao [ôi tuyệt vời biết bao].

chuvươngmiện

2008-07-21 15:03:20

 

Các tác phẩm khác

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 17629
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19221
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 18352
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 29251
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.

Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 27074
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 21496
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 20279
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 22521
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 19800
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 17757
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hiển thị 41 - 50 tin trong 2185 kết quả