Thơ

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 22121

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 19211988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ.

Tiểu sử

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.

Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.[1]

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt[1].

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam).

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.[1]

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích[2].

Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đánh giá

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương).

Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)... Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...

Hiện nay tại trường PTTH xã Đan Phượng (quê ông) có đặt một bức tượng bán thân Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.

Các bài thơ nổi tiếng

  • Tây Tiến
  • Đôi mắt người Sơn Tây
  • Đôi bờ
  • Quán bên đường
  • Lính râu ria

Tác phẩm đã xuất bản

  • Mùa hoa gạo (1950)
  • Bài thơ sông Hồng (1956)
  • Đường lên châu Thuận (1964)
  • Làng Đồi đánh giặc (1976)
  • Mây đầu ô (1986)
  • Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)

chú thích

Các tác phẩm khác

Đại lão  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:38
Lượt xem 31351
Năm nay tớ đã bảy mươi tư
Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ
Lúc hứng, uống thêm dăm chén rượu
Khi buồn, ngâm láo một câu thơ

Di chúc  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:37
Lượt xem 22555
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số thầy sinh phải lúc dương cùng
Đức thầy đã mỏng mòng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy

Câu đối  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:36
Lượt xem 21613
- Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưỡng ngồi trên, nào lềnh, nào trưởng, nào ban ba, tiền làm sao đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đà nhẵn mặt;

- Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau đứng trước, này thơ, này phú, này đoạn một, bằng là thế trắc là thế, khuyên điểm là thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoát, con mắt gà đeo kính đã mòn tai

Vịnh trâu già  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:34
Lượt xem 11100
Một nắm xương khô, một nắm da
Bao nhiêu cái ách đã từng qua
Đuôi khom biếng vẫy Điền Đan hỏa
Tai nặng buồn nghe Nịnh Tử ca

Đêm xuân thương con thiêu thân  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:33
Lượt xem 17020
Giống lông cánh phận mình nho nhỏ
Chết là yên , chết chỗ quang minh
Phải chăng thảng thốt đã đành
Mà trong dúng dắng xem tình dễ đâu

Ngày xuân dặn các con (Ngày xuân răn con cháu)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:33
Lượt xem 11272
Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

Ông phỗng đá (2)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:32
Lượt xem 9338
Người đâu tên họ là gì?
Khéo thay chích chích chi chi (1) nực cười.
Dang tay ngửa mặt lên trời,
Hay còn lo tính sự đời chi đây?

Lời gái góa  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:31
Lượt xem 24237
Chàng chẳng biết gái này gái góa,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Khéo thay cái mụ tá ơm. (1)
Đem chàng trẻ tuổi ép làm lứa đôi.

Anh giả điếc  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:30
Lượt xem 19708
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ "sáng tai họ, điếc tai cày",
Lối điếc ấy sau này em muốn học.

Vịnh tiến sĩ giấy  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:29
Lượt xem 18240
Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?

Hiển thị 861 - 870 tin trong 2133 kết quả