Thơ

Rồi mai đây  - Tạ Tỵ  - Thơ

07/01/2015 19:37
Lượt xem 36724

SUỐI MÁU 1976

Rồi mai đây, khi buông tay nhắm mắt
Giã biệt đời trở lại cuối trời quên
Không tưởng tiếc những gì ta đã mất
Vì trần gian đã tràn ngập ưu phiền

Rồi mai đây, ta trả về hơi thở
Thân xác này nằm lạnh dưới mồ sâu
Đất ôm kín nỗi niềm riêng chẳng mở
Khép thời gian trong đáy huyệt nhiệm mầu

Rồi mai đây, môi khô không cất tiếng
Nụ cười nào quyến rủ trái tim đơn
Tình đã mất sau màn tang vải liệm
Còn gì đâu mà thương xót tủi hờn?...

Rồi mai đây, hồn lang thang khắp ngả
Bến bờ xa quạnh quẽ nẻo hư vô
Xuân chẳng đến với màu hoa sắc lá
Chỉ ánh trăng lạnh lẽo hắt trên mồ

Rồi mai đây, trầm tư cho thân phận
Với đêm dài bất tận cõi thiên thu
Thịt xương ấy vẫn đau và uất hận
Như còn vương khổ nhục kiếp lao tù

Rồi mai đây, chuông giáo đường không đổ
Đêm Giáng Sinh chẳng vọng tiếng kinh cầu
Xác khô héo nằm im trong lòng gỗ
Đợi chờ chi, sao hồn bỗng buốt đau?...

Rồi mai đây, mái chùa xưa rêu phủ
Tiếng mõ khuya chìm lắng vũng trời xa
Sương buông nhẹ trên nẻo về lối cũ
Hồn bơ vơ như kẻ mất quê nhà

Rồi mai đây, bạn bè xa vắng hết
Lấy ai mà thương tiếc buổi chia ly
Đời tẻ ngắt, rã rời, bao mỏi mệt
Hồn chơi vơi theo tiếng hát sầu bi!...

Rồi mai đây, nhân gian không còn nữa
Chỉ mình em chung thủy với tình ma
Mỗi buổi chiều đổ dáng vàng khuôn cửa
Em quỳ bên mồ tối gọi hồn ta

Rồi mai đây, không còn gì nữa hết
Cõi sống này không còn thuộc về ta
Vì tất cả đều chìm theo cõi chết
Người, người ơi, dĩ vãng đã phai nhòa!...


TÀI LIỆU THAM KHẢO: Mây Bay, thơ Tạ Tỵ, tác giả xuất bản 1996

Nghe nhạc phổ bài thơ này tại:
http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?BaiID=cQtb%2bDGrwFJLu0ehsx9CDg%3d%3d

Các tác phẩm khác

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 22:18
Lượt xem 25290
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 22:07
Lượt xem 21164
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 21:01
Lượt xem 23199
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:50
Lượt xem 27148
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:41
Lượt xem 25319
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:35
Lượt xem 12880
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:30
Lượt xem 24711
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:23
Lượt xem 23319
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Ác mộng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:07
Lượt xem 21891
Tặng Nguyễn-Trọng-Phấn

Tôi mơ thấy đang nằm trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắmtr trong một màu đỏ khé.

Tiếng sáo thiên thai  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:06
Lượt xem 24719
Tặng Ngô-Bích-San

Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! xa vắng, mênh mông là buồn...

Hiển thị 31 - 40 tin trong 2243 kết quả