Thơ

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:19
Lượt xem 25356

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.

Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).

Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).

Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]

Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Tác phẩm chính

  • Nghẹn ngào (1939)
  • Hoa niên (1945)
  • Lòng miền Nam (1956)
  • Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
  • Hai nửa yêu thương (1967)
  • Khúc ca mới (1967)
  • Đi suốt bài ca (1970)
  • Câu chuyện quê hương (1973)
  • Theo nhịp tháng ngày (1974)
  • Giữa những ngày xuân (1976)
  • Con đường và dòng sông (1980)
  • Bài ca sự sống
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
  • Thơ Tế Hanh (1989)
  • Vườn xưa (1992)
  • Giữa anh và em (1992)
  • Em chờ anh (1993)
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.

Giải thưởng

  • Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
  • Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (1996)[5]

Thành tựu nghệ thuật

Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.

Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:

"Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài, ông có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc; và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt tìm câu chữ"[6].
  • Nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân:
"Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi"...[7]
"Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập "Nghẹn ngào" từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh" [8].
"Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự "mộc mạc, chân thành", vì sự "trong trẻo, giản dị như một dòng sông" [9].

chú thích

Các tác phẩm khác

Nhỏ bé tựa búp bê  - Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ

19/08/2013 16:54
Lượt xem 20740
Làm sao anh đủ sâu
Cho em soi hết bóng
Làm sao anh đủ rộng
Che mát cho đời em

Mưa  - Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ

19/08/2013 16:53
Lượt xem 16698
Mưa
Qua đêm
Qua tôi
Qua cánh đồng trời

Như lá  - Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ

19/08/2013 16:52
Lượt xem 27125
Nhìn lá
Cứ ngờ là lá ngọt
Bởi lá tơ non mơn mởn quá chừng
Lá tươi thắm xua mùa đông rét buốt
Hỡi chiếc hôn em có như lá không?

Hoa Quỳnh  - Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ

19/08/2013 16:51
Lượt xem 18703
Như chỉ hoa quỳnh có
Cái mầu trắng ấy thôi
Mầu trắng muốt thơ ngây
Chẳng lẫn vào đâu được

Chuyện cổ nước mình  - Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ

19/08/2013 16:50
Lượt xem 19045
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Bạn gái  - Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ

19/08/2013 16:49
Lượt xem 28780
Xúm xít như chùm quả
Bạn gái tôi đấy mà
Rạng rỡ như trái gấc
Dịu hiền như trái na

Xin một lần thôi  - Huyền Minh - Thơ

19/08/2013 16:45
Lượt xem 16100
Xin một lần anh vuốt tóc em
Đếm sợi dài ngan ngát hương đêm
Sợi thương sợi nhớ em giữ hộ
Cho mỗi ngày tình cứ nhân thêm

Vùng kỷ niệm  - Huyền Minh - Thơ

19/08/2013 16:45
Lượt xem 20050
Vùng kỷ niệm về đong đầy ký ức
Tuổi mười lăm ngày hai buổi đến trường
Hàng me xanh rợp bóng mát ven đường
Hoa phượng đỏ, nắng vàng, hè nở rộ!

Vu lan mất mẹ  - Huyền Minh - Thơ

19/08/2013 16:44
Lượt xem 20153
Vu lan mùa báo hiếu
Đầu con chít khăn tang
Nghĩa Mẹ vai nặng trĩu
Sầu mất Mẹ hoang mang

Tương đắc  - Huyền Minh - Thơ

19/08/2013 16:43
Lượt xem 10940
Kính Tặng Ba
Cảm tác thơ văn giống tính người
Danh chi thi sĩ thảo mà chơi
Đôi vần xướng họa tâm tương đắc
Phụ tử chí thân rộn tiếng cười

Hiển thị 1791 - 1800 tin trong 2187 kết quả