Thơ

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:19
Lượt xem 25044

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.

Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).

Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).

Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]

Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Tác phẩm chính

  • Nghẹn ngào (1939)
  • Hoa niên (1945)
  • Lòng miền Nam (1956)
  • Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
  • Hai nửa yêu thương (1967)
  • Khúc ca mới (1967)
  • Đi suốt bài ca (1970)
  • Câu chuyện quê hương (1973)
  • Theo nhịp tháng ngày (1974)
  • Giữa những ngày xuân (1976)
  • Con đường và dòng sông (1980)
  • Bài ca sự sống
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
  • Thơ Tế Hanh (1989)
  • Vườn xưa (1992)
  • Giữa anh và em (1992)
  • Em chờ anh (1993)
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.

Giải thưởng

  • Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
  • Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (1996)[5]

Thành tựu nghệ thuật

Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.

Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:

"Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài, ông có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc; và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt tìm câu chữ"[6].
  • Nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân:
"Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi"...[7]
"Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập "Nghẹn ngào" từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh" [8].
"Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự "mộc mạc, chân thành", vì sự "trong trẻo, giản dị như một dòng sông" [9].

chú thích

Các tác phẩm khác

Đi thi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:45
Lượt xem 33820
Tấp tễnh người đi tớ cũng đi,
Cũng lều cũng chõng cũng vào thi.
Tiễn chân, Cô mất hai đồng chẵn,
Sờ bụng, thầy không một chữ gì !

Đi thi nói ngông  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:44
Lượt xem 17639
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào ông nói ngông
Trên bảng năm ba thầy cử đội (1)
Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông (2)

Đổi thi  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:43
Lượt xem 15916
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.

Đùa bạn ở tù  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:27
Lượt xem 34880
Cái cách phong lưu, lọ phải cầu !
Bỗng đâu gặp những chuyện đâu đâu,
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi, lính phải hầu.

Đùa ông Hàn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:26
Lượt xem 23859
Hàn lâm tu soạn kém gì ai ?
Ðủ cả vung nồi, cả cóng chai
Ví phỏng quyển thi ông được chấm
Ðù cha, đù mẹ đứa riêng ai …

Gái buôn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:26
Lượt xem 32010
Nước buôn như chị mới ăn người
Chị thấy ai đâu chị cũng cười
Chiều khách quá hơn nhà thổ ế
Ðắt hàng như thể mớ tôm tươi

Gái góa nhà giàu  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:25
Lượt xem 11292
Ta thấy người ta vẫn bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
Cõi đời cũng lắm nơi thanh quý
Chị Nguyệt dung chi đứa tục tằn

Gần tết than việc nhà (1)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:24
Lượt xem 12468
Bố ở một nơi con một nơi,
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi
Văn chương ngoại hạng quan không chấm (2)
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi (3)

Giễu người thi đỗ  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:23
Lượt xem 17990
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không !
Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân, Ông cử ngẩng đầu rồng.

Giời nực mặc áo bông  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 06:23
Lượt xem 27537
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,
Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không.
Một tuồng rách rưới, con như bố,
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.

Hiển thị 201 - 210 tin trong 2187 kết quả