Thơ

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 18097

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thâm Tâm (19171950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.

Xuất thân trong một nhà giáo nền nếp, thuở nhỏ, từ năm 1938, ông học tiểu học ở Hà Nội, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ nămTruyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.

Ngoài ra, Thâm Tâm còn có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh. trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.

Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

Gia đình

Thâm Tâm sinh ra trong một gia đình đông anh chị em. Cụ thân sinh Nguyễn Tuấn Thịnh, làm thầy giáo nên còn gọi là cụ giáo Thịnh. Thâm Tâm có 2 chị gái, 2 em trai và 2 em gái. Em trai út tên là Nguyễn Tuấn San, bút danh Hoài Niệm, Bắc Thôn, tác giả truyện thiếu nhi "Hai làng Tà Pình và Động Hía". Bà Phạm Thị An (1920-2005) là vợ Thâm Tâm. Thâm Tâm có 1 con trai duy nhất, Nguyễn Tuấn Khoa, sinh năm 1946, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Y học Bộ Y tế, tác giả truyện ngắn "Hoa Thạch Trúc báo bình yên". Con dâu là Nguyễn Ngọc Mỹ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ, Đại học Dược Hà Nội. Hai cháu nội là Nguyễn Tuấn Huy và Nguyễn Mỹ Trang.

Tác phẩm chính

Thơ

  • Tống biệt hành
  • Ngậm ngùi cố sự
  • Chào Hương Sơn
  • Ly biệt
  • Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
  • Chiều mưa đường số 5 (1948)
  • Thơ Thâm Tâm (1988)

Kịch

  • Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
  • Nga Thiên Hương
  • 19-8
  • Lối sống (1945)
  • Lá cờ máu
  • Người thợ (1946)

chú thích

Các tác phẩm khác

Truyện Kiều 2301-2350 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:19
Lượt xem 9514
2301 Mấy người phụ bạc xưa kia.
2302 Chiếu danh tầm nã, bắt về hỏi tra.
2303 Lại sai lệnh tiễn truyền qua,
2304 Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên.

Truyện Kiều 2351-2400 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:18
Lượt xem 13817
2351 Nàng rằng: “Xin hãy rốn ngồi,
2352 “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!”
2353 Kíp truyền chư tướng hiến phù.
2354 Lại đem các tích phạm tù hậu tra.

Truyện Kiều 2401-2450 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:17
Lượt xem 8935
2401 “Rồi đây bèo hợp mây tan,
2402 “Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?”
2403 Sư rằng: “Cũng chẳng mấy lâu,
2404 “Trong năm năm lại gặp nhau đó mà.

Truyện Kiều 2451-2500 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:15
Lượt xem 11567
2451 Có quan tổng đốc trọng thần,
2452 Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài.
2453 Đẩy xe vâng chỉ đặc sai,
2454 Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung.

Truyện Kiều 2701-2750 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:28
Lượt xem 11148
2701 Một lòng chẳng quảng mấy công,
2702 Khéo thay gặp gỡ cũng trong chuyển vần!
2703 Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
2704 Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.

Truyện Kiều 2751-2800 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:23
Lượt xem 12102
2751 Cuối tường gai góc mọc đầy,
2752 Đi về này những lối này năm xưa!
2753 Chung quanh lặng ngắt như tờ,
2754 Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Truyện Kiều 2801-2850 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:20
Lượt xem 11802
2801 “Bây giờ ván đã đóng thuyền,
2802 “Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung.
2803 “Quá thương chút nghĩa đèo bòng.
2804 “Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

Truyện Kiều 2851-2900 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:19
Lượt xem 7263
2851 Bẻ bai, rủ rỉ tiếng tơ,
2852 Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm
2853 Dường như bên nóc, trước thềm,
2854 Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng.

Truyện Kiều 2901-2950 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:18
Lượt xem 12235
2901 “Thoắt buôn về, thoắt bán đi,
2902 “Mây trôi, bèo nổi, thiếu gì là nơi!
2903 “Bỗng đâu lại gặp một người,
2904 “Hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh.

Truyện Kiều 2951-3000 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:17
Lượt xem 8691
2951 Sắm xanh xe ngựa vội vàng,
2952 Hai nhà cũng thuận một đường phó quan.
2953 Xảy nghe thế giặc đã tan,
2954 Sóng êm Phúc-kiến, lửa tàn Chiết-giang.

Hiển thị 1661 - 1670 tin trong 2135 kết quả