Thơ

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35696

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Không đề  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:04
Lượt xem 21622
Tôi nhận cái này đã từ lâụ
Bây giờ nó tới, dẫu hơi mau,
đã không tránh khỏi thì tôi tiếp
một cách đau thương nhưng ngẩng đầụ

Hoa nở để mà tàn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:02
Lượt xem 9735
Hoa nở để mà tàn;
Trăng tròn để mà khuyết;
Bèo hợp để chia tan;
Người gần để ly biệt

Hôn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:01
Lượt xem 25571
Trời ơi, ôm lấy say sưa
Mặt khao khát mặt, lòng mơ ước lòng
Hôn em nước mắt chảy ròng
Em ơi như ngọn đèn chong vẫn chờ.

Hẹn hò  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:00
Lượt xem 22442
Anh đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:
"Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiềụ
"Em bằng lòng cho anh được phép yêu;
"Anh sung sướng với chút tình vụn ấy"

Dối trá  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:59
Lượt xem 15044
Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy
Để lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan ?
Tất cả tôi rung rẩy tựa dây đàn
Nghe thỏ thẻ chính điều tôi giấu kỹ,

Ca tụng  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:55
Lượt xem 22623
Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ
Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy;
Trăng, hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây;
Trăng, đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí;

Buồn trăng  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:54
Lượt xem 17134
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ;
Thương ai không biết, đứng buồn trăng.
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió,
Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng.

Biệt ly êm ái  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:50
Lượt xem 15894
Tặng Nguyễn Xuân Khoát

Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu,
Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầụ
Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút,
Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút...

Anh thương em khi ngủ  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:48
Lượt xem 13872
Anh thương em khi ngủ
Phong thái rất hồn nhiên.
Em ngủ như trẻ nhỏ
Ngon say một giấc liền.

Anh là người bạc bẽo  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:47
Lượt xem 12233
Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo,
em yêu rồi, anh đã vội quên ngay.
Mới hôm kia tình tự đến mê say.
Sang bữa nay anh làm như mất hết.

Hiển thị 1491 - 1500 tin trong 2148 kết quả