Thơ

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35502

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Trường ca biển (2)  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:11
Lượt xem 13751
Chương hai: Cát

Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình
Đảo có lính cát non thành Tổ quốc
Đảo nhỏ quá nói một câu là hết
Có gì đâu chỉ cát với chim thôi

Trường ca biển (3)  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:10
Lượt xem 19730
Chương ba: Tự thuật của người lính

Tôi sinh ra trước lúc lên đèn
Bóng mẹ sáng lại mờ trong mắt cha hoảng hốt
Trong căn nhà đất
Tháng hai buồn tiếng thạch sùng kêu

Trường ca biển (4)  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:09
Lượt xem 16462
Chương bốn: Đất này

Tiếp đạn
Tiếp người
Hôm nay ta tiếp đất
Đẩt xẻ mình ra chắn sóng ngoài xa

Trường ca biển (5)  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:08
Lượt xem 19513
Chương năm: Hóa thạch những dòng sông

Những dòng sông quờ quạng tìm nhau
Dưới đáy biển
Những dòng sông chết
Biểm âm u đáy huyệt

Trường ca biển (6)  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:07
Lượt xem 18862
Chương sáu: Bão biển

- Hoàng ơi, ở đâu
- Vũ ơi, ở đâu
- Vân ơi, ở đâu
Tiếng gọi lính mịt mù bão cát
Tiếng gọi lính từng goây khẩn thiết

Tự thú  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:05
Lượt xem 33721
Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót

Vu vơ  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:04
Lượt xem 21662
Gọi tên những ruộng không mùa
Những cây mất lá những chùa lạc chuông

Gọi tên năm bảy nẻo đường
Bóng mây tha thiết sương buông thật thà

Ý nghĩ không vần  - Hữu Thỉnh - Thơ

20/12/2014 11:04
Lượt xem 18633
Anh viết cho em những ý nghĩ không vần
đường Trường Sơn khúc khuỷu
xích xe tăng quay không êm ả chút nào
chúng nó đang nhằm bắn anh và đồng đội

Chùm tứ tuyệt cho em  - Giang Nam - Thơ

20/12/2014 10:52
Lượt xem 23326
Điện nhấp nháy bờ xa, sương lạnh
Mà vẫn nghe máy nổ dưới chân đèo
Chợt nhớ sắp vào mùa gieo hạt
Đêm ở quê nhà em ngủ được bao nhiêu?

Lá thư thành phố  - Giang Nam - Thơ

20/12/2014 10:51
Lượt xem 16364
Ôi dòng chữ tím nghiêng nghiêng nét
Mảnh giấy vàng hoe chẳng kẻ dòng
Anh nghe hơi ấm bàn tay nhỏ
Trên phong bì đậm dấu quê hương

Hiển thị 471 - 480 tin trong 2148 kết quả