Thơ

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35841

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Cám ơn nhà văn Ngô Tất Tố  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:22
Lượt xem 17478
Tôi hiểu vì sao cụ thành nhà văn
quẳng bút lông đi viết Tắt Đèn
đèn tắt rồi đêm trở nên đen
nhìn rất rõ bên kia bờ cuộc sống

Adam, Eve  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:21
Lượt xem 55479
Giữa muôn loài ngây dại vô danh
anh bẻ đi một nhánh xương sườn
muối của đất, em thành người nữ
thành bông hồng biết nở trong anh

Vọng ngôn đêm Noel  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:20
Lượt xem 15368
Em loay hoay tìm diêm nhóm lửa
cho tôi giáng sinh vào giữa đời em
mang chân dung của Chúa hài đồng
tôi chọn em làm cây thập tự

Trên dấu hài xưa  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:19
Lượt xem 12467
Người sẽ về chuyến tàu đêm
đêm cho thấy cánh buồm màu trắng
đêm cho thấy không có gì trên bến
hạnh phúc bao giờ cũng rực sáng về đêm

Thượng kinh hành  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:18
Lượt xem 12247
Ôm chiếc nóp thượng kinh thăm kẻ chợ
mặt khờ trân ngơ ngác giữa kinh thành
nơi phố nhà day mặt ngó nhau trân
như chàng rể ngó trân bàn thờ nhà vợ

Tháng hoa lên đường  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:18
Lượt xem 13912
Những sớm mai hồng đã rất thơm
đã về trong lạnh những làn hương
và xưa về lại theo hồi ức
êm ái như là một vết thương

Tản mạn trong đêm  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:17
Lượt xem 13419
những ông già xưa khoe nhau bầy tóc trắng
xí gạt được thời gian
trong cuộc chạy đua vào vĩnh viễn
những ông già đời nay để tóc dài

Sẽ ...  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:16
Lượt xem 21727
Sẽ không đưa em qua bến đò
sông nước có mấy khi đúng hẹn
cơn rét dữ mùa đông ập đến
lạnh cả hai người, đi và tiễn

Lỡ có xa đồng bằng  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:15
Lượt xem 15016
Cũng đành bứt sợi dây câu
Ra đi để lại một châu thổ buồn
Chân bước không nhấc hồn lên được
Ly rượu đầy không thể nhắp trên môi

Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ  - Chế Lan Viên - Thơ

18/08/2013 19:10
Lượt xem 14179
Hai trăm năm ngày kỉ niệm Nguyễn Du
Pháo sáng đốt tên nhà của Nguyễn
Em có yên tâm để đọc Truyện Kiều
Buổi trăng lửa chếch soi tiền tuyến?

Hiển thị 1931 - 1940 tin trong 2148 kết quả