Thơ

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35858

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Ra đời  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:48
Lượt xem 6729
....
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác
Rất phương phi, trên hết cả anh hoa

Rụng rồi  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:46
Lượt xem 7337
Thơ chưa ra khỏi bút
Giọt mực đã rụng rồi
Lòng tôi chưa kịp nói
Giấy đã toát mồ hôi.

Vội vàng chi lắm  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:38
Lượt xem 3372
Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây
Chầm chậm cho mình giữ mối dây
Về đến Thần Kinh khoan nghỉ đã
Ghé miền Gia Hội tỏ tình ngay

Vịnh hoa cúc  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:38
Lượt xem 4264
Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha,
Vẻ mắt khác chi người quốc sắc
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.

Vầng trăng  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:37
Lượt xem 4323
Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm
Xin ban ơn bằng cách sáng thêm lên
Ánh thêm lên cho không gian rất đẫm
Linh hồn thơ mát rợn với hương nguyền.

Trút linh hồn  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:36
Lượt xem 4969
Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió - trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ

Trường tương tư  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:35
Lượt xem 4508
Hiểu gì không, ý nghĩa của trời thơ
Của hương hoa trong trăng lờn lợt bảy
Của lời câm muôn vì sao áy náy
Hiểu gì không em hỡi! hiểu gì không?

Trường thọ  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:34
Lượt xem 5423
Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay
Bút đề lên nền sáng báu năm mây
Thơ chen lấn vô trong nguồn cảm giác

Trồng hoa cúc  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:33
Lượt xem 8172
Thích trồng hoa cúc để xem chơi
Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi
Đêm vắng gần kề say chén nguyệt
Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.

Trăng vàng trăng ngọc  - Hàn Mặc Tử - Thơ

15/08/2013 20:32
Lượt xem 5312
Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng, trăng, trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...

Hiển thị 2071 - 2080 tin trong 2148 kết quả