Thơ

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35436

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Điều kỳ diệu  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:44
Lượt xem 27578
Điều kỳ diệu nào xui mình gặp nhau
Anh làm sao giải thích
Có những phút giây thiêng liêng trong đời thực
nghìn năm còn mãi tình em

Đoản khúc  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:44
Lượt xem 17301
Những trang văn gió cuốn đi rồi
Nụ cười viễn mộng
Cánh hoa bé con tím lặng giữa trời
Những con đường khao khát bàn chân

Đồng cảm  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:43
Lượt xem 30997
Đêm trăng đậu trên cành sương lặng lẽ
Ai thở dài kia, chi xót nỗi thương đời
Ai đứng hát lời tình hiu quạnh đó
Quá vô tình sao giống chuyện lòng tôi

Em  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:42
Lượt xem 34209
Một chấm xa một chấm xanh
Tự nhiên em chiếm hồn anh diệu kỳ

Gặp bạn ở Cà Mau  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:42
Lượt xem 45601
Mình gặp nhau ở Cà Mau
Trời ơi sau quá thương nhau thế này
Qua bao gió bụi đường dài
Gian truân nặng gánh vai gầy bao năm

Giọt sương  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:24
Lượt xem 28699
Tôi vừa gởi mộng cho mây
Gởi mơ cho gió gởi say cho trời
Bao dung chín cũng là mười
Mai xanh riêng cõi cho người thương nhau

Giữa cõi trời chung  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:11
Lượt xem 30421
Một mình giữa cõi trời chung
Lặng nghe tiếng vọng vô cùng thẳm sâu
Sợi tơ mầu nhiệm không mầu
Thương yêu ơi tự nơi nào về đây.

Giữa đời thường  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:10
Lượt xem 23490
Cơm canh này của mẹ
Áo quần này của cha
Chữ nghĩa giữa muôn nhà
Văn chương trong trời đất

Góc riêng của thầy  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:09
Lượt xem 24939
Góc nào là góc riêng tư?
Đêm trần ngâm với tiếng thu chuyển mình
Bóng gầy suy tưởng lặng thinh
Câu văn đời trước, ý tình người sau

Gọi chiều  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:08
Lượt xem 29955
Người yêu không biết đâu, từ ấy
Tay vẫy hư không chỉ một mình
Lãng đãng mây tìm chi phía biển
Bạn bè xa còn mỏi mòn trông

Hiển thị 51 - 60 tin trong 2148 kết quả