Thơ

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

07/01/2015 17:25
Lượt xem 20692

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác giả

Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.

Thân thế

Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi, năm ông 18 tuổi (1055). Sau 3 năm tang vợ, ông cưới vợ thứ hai là Vương Nhuận Chi (em họ của vợ đầu) vào tháng 6 năm 1068.

Sự nghiệp văn thơ

Đông Pha cùng cha và em là ba trong số tám đại văn hào lớn nhất (bát đại gia) Trung Quốc suốt bảy thế kỷ từ thế kỷ 7 đến 13. Ông giỏi cả cổ văn lẫn thơ, phú. Tất cả các tác phẩm của ông cộng lại khoảng 1 triệu chữ. Riêng về thi từ, ông có khoảng 1700 bài. Còn cổ văn của ông là "thiên hạ vô địch", cứ hạ bút là thành văn, không cần lập dàn ý, cứ như là "hành vân, lưu thủy". Âu Dương Tu mà hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày, còn vua Tống Thần Tông hay đọc bài của ông trong bữa ngự thiện, quên gắp cả thức ăn.

Năm 1056-1057, Đông Pha cùng cha và em vượt suốt hai tháng qua miền núi non hiểm trở lên kinh (Khai Phong) đi thi. Họ đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Kỳ thi do Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo chú trọng đến việc tìm kẻ sĩ có tài trị dân, thể lệ thi gắt gao và đích thân vua Tống Nhân Tông chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về sử hoặc chính trị, bài thứ hai là bài về tứ thư, ngũ kinh, bài thứ ba là một bài phú luận về chính trị. Năm đó, Tô Tuân không ứng thí vì không muốn ganh đua với hai con, còn cả hai anh em Đông Pha đều đỗ cao, đề bài luận về chính trị là "Hình thưởng trung hậu chi chí luận" (luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt).

Cuối năm 1059 đầu năm 1060, hết tang mẹ, Đông Pha cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số quay trở lại kinh để dự thi. Trên đường đi Đông Pha và Tử Do làm được khoảng 200 bài thơ. Cũng như lần trước, Tô Tuân không ứng thí.

Năm 1061, làm quan ở Thiểm Tây, cùng nhân dân ở đó cầu được mưa, ăn mừng, ông làm bài "Kỉ vũ đình kí" rất nổi danh.

Năm 1071, trên đường Đông Pha rời kinh đi Hàng Châu, ông làm được rất nhiều bài thơ, bài từ. Ông ghé thăm em Tử Do (đang làm chức giáo thụ) ở Trần Châu, rồi hai anh em đi thăm Âu Dương Tu ở gần đó. Ông cùng vợ con đến Hàng Châu ngày 28 tháng 11 năm 1071. Trong suốt thời gian làm quan ở Hàng Châu, ông làm đủ thể loại thơ tả cảnh, tà tình, tả sự đau xót khi thi hành án, thơ trào phúng. Ông làm bạn với các nhà sư, đọc sách Phật. Ông rất thích ca nhi, buổi tiệc nào ông cũng có họ. Các ca nhi này quay quanh ông để ca hát và xin ông đề thơ lên quạt giấy. Do phong cảnh Hàng Châu đẹp và không khí ca nhạc tưng bừng, ông để ý tới thể từ, cải cách nó và nổi danh thành một Từ gia bậc nhất đời Tống.

Sự nghiệp chính trị

Đông Pha là một nhà chính trị theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu. Ông là người chỉ trích mạnh mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Ông là người theo đạo Phật, có lòng từ bi và rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ. Ông là người có tính cương trực, ít giữ mồm giữ miệng, có gì nói đấy nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió.

Năm 1057, sau khi thi đậu, mẹ ông mất, ông phải cùng cha và em chịu tang, không lĩnh chức vụ gì hết. Năm 1060, Đông Pha nhận được một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam. Năm 1061, nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các. Năm 1066, cùng em là Tử Do xin nghỉ việc quan lo tang cho cha. Họ phải bỏ gần một năm, vượt mấy nghìn cây số để đưa quan tài cha về quê nhà chôn cất. Năm 1069, Đông Pha trở lại kinh thành nhận chức Giám quan. Suốt những năm sau đó ông cùng em đả kích mạnh mẽ các chính sách cải cách của Tân đảng như "Phép Thị Dịch", "Phép Mộ Dịch" do thừa tướng Vương An Thạch thi hành. Có lần Đông Pha bị người nhà của Vương An Thạch vu oan là lạm dụng quyền lực cướp tiền dân mua bát đĩa. Vua Thần Tông không nghe lời dèm pha mà giáng chức Đông Pha, nhưng chuyển ông ra Hàng Châu. Từ đó, Tân đảng lần lần nắm hết quyền hành trong triều, nhưng do hấp tấp thi hành các chính sách, sau khi đem quân đánh thua các nước Tây Hạ, LiêuĐại Việt (2 lần thua Lý Thường Kiệt năm 1075, 1076), Vương An Thạch bị cắt chức và sự nghiệp chính trị bị chấm dứt. Năm 1071, Đông Pha làm quan ở Hàng Châu.

Nhà thư pháp

Đông Pha là một nhà thư pháp có bút pháp liệt vào hàng nổi tiếng và có giá trị nhất.

Họa sĩ nổi tiếng

Đông Pha là một họa sĩ nổi tiếng về vẽ trúc và núi. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các.

Một số tác phẩm tiêu biểu

Những tác phẩm của ông gồm có: Tiền Xích Bích phú (前赤壁賦), Hậu Xích Bích phú (hai bài phú này là hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa), Kỉ Vũ Đình ký...

Thủy Điệu Ca
Minh nguyệt kỉ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên:
"Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên?"
Ngã dục thừa phong qui khứ,
Hựu củng huỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thăng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian!
 
Chuyển chu các,
Ðê ỷ hộ,
Chiếu vô miên,
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên?
Nhân hữu bi hoan li hợp,
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Ðãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
Bản dịch
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
"Cung khuyết trên chính từng,
Ðêm nay là đêm nào?"
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian!
 
Trăng quanh gác tía,
Cuối xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt li thì trăng tròn?[1]
Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.[2]

Dịch thuật: Nguyễn Hiến Lê

chú thích

Các tác phẩm khác

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21419
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 20092
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 19716
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17037
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 27536
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 21302
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 35427
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:42
Lượt xem 17426
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 19330
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:41
Lượt xem 24460
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Hiển thị 71 - 80 tin trong 2225 kết quả