Thơ

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 33031

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.[3]

Tiểu sử

Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn[4]. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.[5]

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải - Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.[3]

Tác phẩm

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi.[cần dẫn nguồn] Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:

  • Từ góc sân nhà em, 1968.
  • Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
  • Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
  • Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
  • Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
  • Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.[6]
  • Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.[7]

Giải thưởng

Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Gia đình

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

chú thích

Các tác phẩm khác

Nguyện  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:07
Lượt xem 40613
Nguyện miếng ngon đừng vắng bóng em
Nguyện cảnh đẹp có em bên cạnh
Nguyện tâm hồn như chim chắp cánh
Nguyện xương thịt như cây liền cành.

Lời kỹ nữ  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:06
Lượt xem 18980
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi.
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá.

Không đề  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:04
Lượt xem 21629
Tôi nhận cái này đã từ lâụ
Bây giờ nó tới, dẫu hơi mau,
đã không tránh khỏi thì tôi tiếp
một cách đau thương nhưng ngẩng đầụ

Hoa nở để mà tàn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:02
Lượt xem 9748
Hoa nở để mà tàn;
Trăng tròn để mà khuyết;
Bèo hợp để chia tan;
Người gần để ly biệt

Hôn  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:01
Lượt xem 25593
Trời ơi, ôm lấy say sưa
Mặt khao khát mặt, lòng mơ ước lòng
Hôn em nước mắt chảy ròng
Em ơi như ngọn đèn chong vẫn chờ.

Hẹn hò  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 10:00
Lượt xem 22460
Anh đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:
"Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiềụ
"Em bằng lòng cho anh được phép yêu;
"Anh sung sướng với chút tình vụn ấy"

Dối trá  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:59
Lượt xem 15053
Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy
Để lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan ?
Tất cả tôi rung rẩy tựa dây đàn
Nghe thỏ thẻ chính điều tôi giấu kỹ,

Ca tụng  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:55
Lượt xem 22639
Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ
Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy;
Trăng, hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây;
Trăng, đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí;

Buồn trăng  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:54
Lượt xem 17149
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ;
Thương ai không biết, đứng buồn trăng.
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió,
Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng.

Biệt ly êm ái  - Xuân Diệu - Thơ

17/12/2014 09:50
Lượt xem 15898
Tặng Nguyễn Xuân Khoát

Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu,
Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầụ
Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút,
Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút...

Hiển thị 1531 - 1540 tin trong 2190 kết quả