Thơ

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 32951

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.[3]

Tiểu sử

Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn[4]. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.[5]

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải - Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.[3]

Tác phẩm

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi.[cần dẫn nguồn] Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:

  • Từ góc sân nhà em, 1968.
  • Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
  • Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
  • Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
  • Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
  • Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.[6]
  • Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.[7]

Giải thưởng

Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Gia đình

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

chú thích

Các tác phẩm khác

Nhớ em hãy giữ trong lòng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:41
Lượt xem 23414
Anh đừng nhắc nữa mà chi
Chuyện ngày xưa ấy còn gì nữa đâu
Như con nước chảy qua cầu
Định trong con mệnh chuyến tàu sân ga

Hoa bưởi ngày xưa  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:40
Lượt xem 20261
Lâu lắm rồi chưa về thăm quê ngoại
Nơi một thời nuôi lớn tuổi thơ tôi
Những buổi chiều đi nhặt hoa bưởi rơi
Đem về ướp hương trà bằng nụ trắng

Mắt huế xưa  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:39
Lượt xem 27428
Em còn nhớ Huế xưa không
Chiều mưa rơi ướt phượng hồng hoa mơ
Thẹn thuồng nghiêng nón bài thơ
Đôi tà áo trắng bây giờ nơi đâu

Vòng xe học trò  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:38
Lượt xem 25387
Hôm nay phượng đỏ rực trời
Chở nhau khúc khích tiếng cười ngây ngô
Những vòng xe của học trò
Anh đạp đằng trước em ngồi yên sau

Bóng trăng gầy - Tương tư trăng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:37
Lượt xem 30279
Một bóng trăng gầy thương nhớ ai
Canh khuya thao thức với đêm dài
Làm sao khô hết dòng tâm sự
Trả lại cho đời áng mây bay

Bóng dừa bến tre  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:36
Lượt xem 18233
Chiếc áo dài màu trắng
Ngập ngừng nón nghiêng che
Con đường ngập hoa nắng
Đẹp bóng dừa Bến Tre

Quê hương màu hoa nắng  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:35
Lượt xem 20695
Quê hương ơi buồn trong trang lịch sử
Những thăng trầm của đất nước Việt Nam
Giặc phương Bắc luôn để dạ manh tâm
Muốn chúng ta trở thành dân vong bản

Mù u quê ngoại  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:34
Lượt xem 19773
Tôi trở về thăm miền quê sông nước
Nơi một thời nuôi lớn tuổi thơ xưa
Những ngày hè cùng chúng bạn ban trưa
Đi hái trái mù u làm chong chóng

Huế của người yêu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:28
Lượt xem 22585
Anh quen em và được thăm xứ Huế
Nghe điệu hò câu hát bến Văn Lâu
Tràng Tiền ơi tha thiết mấy nhịp cầu
Dòng sông Hương lửng lờ con nước chảy

Buồn ơi ví dầu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 20:27
Lượt xem 24022
Ví dầu rồi bậu cũng thôi
Mưa giăng đầu ngõ cho lời buồn ru
Ong bầu vờn đọt mù u
Chuồn chuồn chở nắng mà vu vơ buồn

Hiển thị 1241 - 1250 tin trong 2190 kết quả