Thơ

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

27/12/2014 14:23
Lượt xem 18863

nguồn : http://www.voque.org

xem thêm : nguồn tác giả

Tên thật: Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1950, nơi sinh: Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế

Tốt nghiệp khoa văn, Đại học Sư phạm Huế.

Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và mất tại đây vì bạo bệnh.

Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau.

Thể loại: Thơ

*  Giải B về Thơ Bộ Đại Học và Trung học chuyên nghiệp 1988-1989.

*  Giải B về thơ trường Đại Học kinh tế Quốc dân Hà Nội 1991.

Thơ đã in trên nhiều tạp chí, báo Trung ương, các địa phương, các thi tuyển.

Tác phẩm:

- Xao xuyến không tan NXB Mũi Cà Mau, 1989. 

- Thơ Trần Hữu Nghiễm Hội Văn Học Nghệ Thuật Cà Mau, 1990.

NHỮNG HANG CÂY GIÃ TỴ

Bỗng nhớ hàng cây giã tỵ
Chiều xưa mới lớn trong sân
Trường ơi thương sao tà áo

Người ơi thương không dám gần
Hai bên bờ đường nho nhỏ
Hai hàng giã tỵ chờ ai
Có tôi những chiều thơ thẩn
Bâng khuâng biết mấy năm dài
Rồi tôi rời xa phố cũ
Xui chi vẫn nhớ thương hoài

Bạn bè của tôi gặp lại
Nhắc nhau về hàng cây xưa
Ngôi trường bao nhiêu người bao ngã
Bây giờ ai đón ai đưa?

Đã hơn mười năm, có phải?
Tôi già như thể người xưa
ở nơi tận cùng đất nước
Độc ẩm buồn thương giữa khuya

DẤU XƯA

Người đi, người đã xa rồi
Nhớ không, đã có một thời nên thơ
Đồi cao, chùa cổ, chiều mơ
Tiếng thông reo đến bây giờ vẫn xanh
Dốc xưa bước chậm đôi mình
Bóng ơi, đôi bóng lung linh mặt hồ
Thương nhau chín đợi mười chờ
Thương nhau ai biết bây giờ như không
Cổ thành hoa sứ bâng khuâng
Rêu ơi đã phủ bao lần dấu xưa

HẠNH PHÚC

Trời bỗng trong không một áng mây
Một mầu xanh thanh thoát dường này
Ơ hay ta hết buồn từ độ
Hiểu được đời ta là cỏ cây
Trời đất bỗng dưng thành bè bạn
Câu hát người xưa tưởng của mình
Chén rượu nồng đắng như hạnh phúc
Ai gọi ta về giữa thinh không?

ĐÊM CÀ MAU

Cà Mau chẳng mưa dầm như Huế
Mà sao ta thấy buồn vô cùng
Đầu tháng trăng vừa non một nửa
Thẩn thờ ta bỗng nhớ mông lung.

Thèm bạn cùng ta ngồi đối ẩm
Chuyện trò cho đỡ nhớ đỡ quên
Thèm bạn cùng ta ngồi im lặng
Cùng trăm năm gởi một nỗi niềm

Giọt trăng lấp lánh sân đầy nước
Bóng của ta soi bước thì thầm
Hỡi ơi tri kỷ từ muôn kiếp
Biết đến bao giờ ghé đây thăm

Chưa già chi sớm buồn tóc bạc
Cuối trời thương những hạt mưa thu
Sợi tơ còn vướng chân lục lụy
lặng nghe tiếng dế gọi hư vô.

NGẬM NGÙI

Không có ai để chia tay chiều nay
Nắng rưng rưng vàng
Bước chân như say
Gửi buồn thầm
Theo mây
Biết có ai đợi chờ nơi kia
Bụi mờ
Lau thưa
Người đi lầm lũi
Nhớ về chốn xưa.

Không có ai để chia tay chiều nay
Mình tôi đưa tiễn tôi này
Xin lòng vô ưu như ngày tháng
Xin lòng vô ưu cùng cỏ cây.

BẠN TÔI

Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
.
Sống cùng những điều không thực
Hạnh phúc như là trong mơ

CHUYỆN TÌNH

Một đám cưới vừa mới đi qua
Bạn tôi trầm ngâm mấy phút
Điếu thuốc trên tay cháy mất
Đám cưới qua rồi bạn cũng bỏ tôi đi

Đóa hồng ngày xưa ép trong sách chắc đã khô
Trên khuôn mặt chàng trai già trước tuổi
Có chút gì như bối rối
Như không

Tôi ngồi lại một mình
Yêu vô cùng khoảng trời xa xăm
Đã mất.

BUỒN

Bỗng dưng buồn đến lạ lùng
Đám mây vô định giữa lưng chừng trời
Bỗng dưng buồn đến lặng người
Bạn xưa đâu giữa cõi đời mênh mông

Các tác phẩm khác

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 25121
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18291
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20561
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 25656
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 26390
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 28268
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20555
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 18904
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21410
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 20080
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Hiển thị 31 - 40 tin trong 2193 kết quả