Thơ

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 22695

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 191618 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơGửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài ThanhHoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau khi theo đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

Tiểu sử, sự nghiệp

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (19381940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày NayTiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.[1]

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Hai tập Thơ thơGửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệViệt Bắc.

Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Cuộc sống riêng tư

Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Với việc một số trang báo lớn đáng tin cậy đưa tin, nhiều người tin rằng Xuân Diệu cùng với người bạn thân lúc sinh thời của ông - Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính[3][4][5][6][7]. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này[8]. Tuy nhiên, cũng có một số các bài thơ khác của ông lại viết về nhà thơ Hoàng Cát, như bài thơ "Em đi" là để gửi tặng nhà thơ này.

Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột). Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vào năm 2010, và bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu nói nổi tiếng

Trong tập Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:

"Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết."

Tác phẩm

Thơ

Văn xuôi

  • Phần thông vàng (1939, truyện ngắn)
  • Trường ca (1945, bút ký)
  • Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
  • Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
  • Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
  • Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
  • Triều lên (1958, bút ký)

Tiểu luận phê bình

  • Thanh niên với quốc văn (1945)
  • Tiếng thơ (1951, 1954)
  • Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
  • Ba thi hào dân tộc (1959)
  • Phê bình giới thiệu thơ (1960)
  • Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
  • Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
  • Dao có mài mới sắc (1963)
  • Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
  • Đi trên đường lớn (1968)
  • Thơ Trần Tế Xương (1970)
  • Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
  • Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
  • Mài sắt nên kim (1977)
  • Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
  • Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
  • Tìm hiểu Tản Đà (1982).

Dịch thơ

  • Thi hào Nadim Hitmet (1962)
  • V.I. Lênin (1967)
  • Vây giữa tình yêu (1968)
  • Việt Nam hồn tôi (1974)
  • Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
  • Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).[9]

chú thích

Các tác phẩm khác

Ông phỗng đá (2)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:32
Lượt xem 9325
Người đâu tên họ là gì?
Khéo thay chích chích chi chi (1) nực cười.
Dang tay ngửa mặt lên trời,
Hay còn lo tính sự đời chi đây?

Lời gái góa  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:31
Lượt xem 24223
Chàng chẳng biết gái này gái góa,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Khéo thay cái mụ tá ơm. (1)
Đem chàng trẻ tuổi ép làm lứa đôi.

Anh giả điếc  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:30
Lượt xem 19691
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ "sáng tai họ, điếc tai cày",
Lối điếc ấy sau này em muốn học.

Vịnh tiến sĩ giấy  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:29
Lượt xem 18231
Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?

Bồ tiên thi (1)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:27
Lượt xem 20238
Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
"Bồ tiên thi" lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.

Vịnh núi An Lão  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:26
Lượt xem 17940
Mặt nước mênh mông nổi một hòn,
Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, (1)
Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,
Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn.

Chơi núi non nước (1)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:25
Lượt xem 18187
Chom chỏm trên sông đá một hòn,
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn?
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ, (2)
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con.

Tặng Đốc Hà Nam  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:24
Lượt xem 18912
Ai rằng ông dại với ông điên,
Ông dại sao ông biết lấy tiền?
Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp,
Khoét thằng mặt trắng (1) lấy tam nguyên (2)

Đĩ cầu nôm (1)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:23
Lượt xem 16804
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích

Di chúc (1)  - Nguyễn Khuyến - Thơ

18/12/2014 20:21
Lượt xem 16299
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục.
Số thầy sinh phải lúc dương cùng. (2)
Đức thầy đã mỏng mòng mong,
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy.

Hiển thị 871 - 880 tin trong 2137 kết quả