Bốn rủi ro khi giao dịch Forex
12/05/2013 19:06
Bốn rủi ro khi giao dịch Forex
Thứ 1: Rủi ro về broker giao dịch.
Thứ 2: rủi ro về quản lý giao dịch.
Thứ 3: rủi ro về tinh thần giao dịch.
Thứ 4: rủi ro về trình độ phân tích thị trường.
- Rủi ro thứ 1 về broker giao dịch :
là việc chọn sân chơi chưa tốt, chưa công bằng trong cuộc chơi ..... thậm chí cố tình lừa đảo , ví dụ : ACB, VGB, VFX, HH,..... để tìm được một broker tốt và an toàn chúng ta có thể vàowww.brokerontop.com để biết thêm các broker nước ngoài như thế nào. Sau khi biết chọn được broker chúng ta phải thuần phục luật chơi thông qua các quy định về deposit, margin level, withdrawn và thuần phục cách chơi thông qua platform ...
- Rủi ro thứ 2 là quản lý giao dịch :
chúng ta phải biết được trạng thái giao dịch, nếu chúng ta cảm nhận được rằng khi chúng ta mở tài khoản có nghĩa là chúng ta đang mở 1 tiệm vàng (doanh nghiệp) có số vốn ban đầu bằng với số tiền deposit. Và chúng ta bắt đầu kinh doanh trên vốn tự có của mình trước, sau đó chúng ta mới vay vốn kinh doanh, broker sẵn sàng cho chúng ta vay số tiền gấp khoảng vài chục lần đồng vốn của chúng ta. Ví dụ : để an toàn trong việc mua bán vàng với tk 100.000usd thì sau khi xem xét cẩn thận vào thị trường, chúng ta bắt đầu thực hiện lệnh mua hay bán với khối lượng bằng vốn tự có của mình trước. Có nghĩa là chúng ta giao dịch với khối lượng 100.000usd/giá 1 ounce vàng = số lượng ounce vàng giao dịch. Ví dụ giá vàng là 800 usd/ounce thì chúng ta giao dịch với khối lượng 100.000/800~ 120 ounce = 1.2 lot. Trong ngày thông thường giá vàng di chuyển với biên độ khoảng 2-6% (trừ những ngày lịch sử) nên với số vốn đó ta có thể lãi hoặc lỗ tối đa là 2-6%. Đây là mức độ rủi ro và lợi nhuận rất cao có thể cho phép người ta quản lý thành công hay thất bại của 1 doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào. Chúng ta cần phải ý thức được điều đó, nếu kg thì việc trading này là đánh bạc thuần túy chứ kg còn là kinh doanh nữa và kết quả của đánh bạc là "bác thằng bần".
- Rủi ro thứ 3 là tinh thần giao dịch :
lòng tham tồn tại tất yếu trong tất cả chúng ta nhưng sự khác nhau là mức độ kiểm soát lòng tham của mỗi người. Từ sự kiểm soát lòng tham bằng lý trí với những chiến lược thiết định TRƯỚC thì chúng ta cứ làm như thế để có thể tránh đi nỗi sợ hãi và không sợ hãi thì lý trí sáng suốt để quyết định đúng đắn. Trong chiến lược phải có đủ các đảm bảo : tài chính deposit bị không lệ thuộc vào hoàn cảnh sống của cá nhân (gia đình), điều kiện vào thị trường, số lượng vào thị trường, cách thức xử lý giao dịch.
- Rủi ro thứ tư là trình độ phân tích thị trường :
khi giao dịch thì chúng ta có thể là phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hay mix, không phải ai cũng có trình độ nhận thức đủ để lĩnh hội 1 trong 3 cách trên. Do đó khi giao dịch thì rủi ro này được xác định thành 2 dạng : khả năng tự phân tích thị trường và khả năng tham khảo thị trường. Rủi ro trong khả năng tự phân tích thị trường có ưu điểm là cảm giác cụ thể về thị trường thuộc về người đó nhưng nó hạn chế ở giới hạn trình độ nhận thức và khả năng phân tích thị trường. Ngược lại rủi ro khả năng tham khảo thị trường có ưu điểm nhìn được tổng quát hơn, nhưng thiếu cảm giac thị trường nên không ra quyết định được.
Khắc phục rủi ro thứ tư này như sau :
Sau khi chúng ta tự phân tích hay tham khảo thị trường xong thì chúng ta chọn 1 xu hướng trong ngày ( đối với lướt sóng trong ngày) và chúng ta quyết định chỉ trade theo xu hướng đó. Ví dụ như tham khảo HTS nói lên, Cubi nói xuống, kitco nói lên, thebulliondesk nói xuống .... thì chúng ta tìm các chặn lên và xuống của 2 quan điểm đó và chọn 1 xu hướng để vào trận theo CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH đã thiết lập trước của mình. Giả sử chúng ta chọn xu hướng xuống có nghĩa là chúng ta chỉ thực hiện lệnh sell thì ĐIỀU QUAN TRỌNG là chúng ta phải biết đưa RA CÁCH XỬ LÝ vào ngay PHẦN CUỐI của CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH đã nêu trên. Không cần quan tâm NHIỀU đến trình độ phân tích, chúng ta chỉ cần biết vài điều cơ bản trên platform thôi !
Như nến xanh nến đỏ, giá đóng cửa giá mởi cửa, giá cao nhất giá thấp nhất, period charts và 1 signal indicator nào đó là đủ.
Quay trở lại ví dụ trên, khi mình đã chọn xu hướng sell thì chúng ta phải bật chart D1 và xem giá cao nhất và giá thấp nhất là bao nhiêu, dùng 2 đường horizon line để chặn 2 điểm này. Chúng ta phân ra những trường hợp nến ngày TRƯỚC như sau : xanh, đỏ, doji. Nếu nến ngày trước là xanh thì chúng ta có thể sell ngay (khi mình đã chọn xu hướng sell) và stoploss ngay đỉnh nến ngày đó (giá cao nhất của nến ngày + spread ) và takepro vào cuối ngày hoặc bằng giá mở cửa của nến ngày TRƯỚC đó. Nếu nến ngày TRƯỚC đó là đỏ thì chúng ta cũng có thể sell ngay giá đóng cửa của nến trước hoặc bật chart M30 và tiếp tục xem nến, sau khi xuất hiện nến đỏ M30 thì chúng ta chuẩn bị sell với giá > hoặc bằng với giá đóng cửa của nến ngày TRƯỚC và cài stoploss tại đỉnh của nến đỏ đó và takepro theo tư vấn của người đánh xuống hoặc vào cuối ngày ( lưu ý : cuối ngày ở đây là 24h chứ không phải 5h sáng nhé!). Nếu nến ngày trước là nến DOJI thì chúng ta cũng làm theo như nến đỏ nhưng chỉ khác là takepro nên vào cuối ngày hơn là theo lời tư vấn.
Hôm nay ngồi rảnh xin viết ra một số sai lầm của các nhà đầu tư lướt sóng ngoại tệ, vàng, tôi trình kém, nhưng đây là một số điều mà tôi ngộ ra( tôi viết ra đây là với những người đánh vàng, tiền tệ, dầu thế giới, với vàng việt nam sẽ viết ra sau):
Đánh lên, tư vấn khuyên mua tại 802 chốt lời tại 830 dừng lỗ tại 798, nhưng khổ nỗi nhiều lúc nó xuống 797.5 sau đó mới vọt lên 830 cơ các bác ạh và tương tự như vậy với xu hướng đánh xuống. Các bác không biết vị tư vấn nào cũng khuyên và đảm bảo thắng lợi 75% nhưng những lúc mà họ tư vấn sai họ xóa sạch những gì họ đã khuyên với khách hàng, kết quả chúng ta ở giữa chết, vì xuống đến mức đó thì lệnh tự động đóng do chúng ta đã đặt stoploss, điều mà các tư vấn thường hay khuyên chúng ta. Đánh theo kiểu chặn trên chặn dưới, phá ngưỡng này rồi đánh xuống ư, hoặc mua lên ư, điều đó lại càng sai với thị trường vàng và tiền tệ, vì trong phiên nó lên nó xuống bao nhiêu lần, nên càng không thể đánh kiểu đó.
4. Đánh theo phân tích kĩ thuật không thôi ư?? điều đó càng không đủ, vì các bác hiểu đơn giản thế này, vàng, dầu bị ảnh hưởng bởi yếu tố thông tin khá nhiều, cho nên nhiều lúc mặc dù đồ thị kĩ thuật đang chỉ xu hướng lên, nhưng nếu có bất cứ một thông tin xấu đột xuất nào xảy ra nó có thể đi ngược lại ngay lập tức mà với một biên độ khá lớn, sau khi phản ứng với thông tin đó xong thì nó lại hồi lên trở về với mức giá ban đầu trước khi giao động, mà chỉ cần với biến động đó, các bác đã có thể mất đứt trắng cả tài khoản rồi. Khá nhiều người cho rằng đánh theo xu hướng đồ thị kĩ thuật dài hạn thì sẽ ổn định hơn, xin thưa rằng điều đó chỉ có thể làm với một người trường vốn, điều đó có thể ví von như với các nhà đầu tư chứng khoán, mua ở thời điểm vni dưới 300 này và chấp nhận để dài hạn ý, tôi viết thế hẳn các bác hiểu.
Chúng ta trade thường hay sử dụng các tín hiệu: cột nến, stoch, rsi, macd, parabolic sar. Và trong đồ thị nó có M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, weekly. Rất nhiều người cho rằng nên đánh theo xu hướng dài hạn hơn là đánh trong ngắn hạn, và nên đánh theo đồ thị daily, nhưng cá nhân tôi, tôi cho rằng nếu để khắc phục rủi ro một cách tốt nhất thì với thị trường này chúng ta chỉ nên đánh ngắn hạn, tuyệt đối không đánh dài hạn, trừ trường hợp bắt buộc, (nếu đã lõm nhiều quá mà trường vốn thì xác định để đó thôi)
doc hanh
Kiến thức Forex
Tin cơ bản và Ý nghĩa các Chỉ số Kinh tế
Mối liên hệ thị trường ngoại hối.
Những điều nhà đầu tư cần biết về vùng “Quá mua” và “Quá bán”
Giải thích về hiện tượng trượt giá
Lãi suất Ngân hàng (Interest Rates)
Chỉ báo dao động Stochastic là gì?
Vùng Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support)
Có bao nhiêu đường trung bình (MA) hiện đang được sử dụng?
Mối tương quan giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa
Hiển thị 21 - 30 tin trong 67 kết quả