Thơ

Ăn cơm ăn phở  - Thơ vui  - Thơ

05/03/2015 07:24
Lượt xem 27590

Chồng chán cơm thèm phở nên thủ thỉ

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?

Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:

Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:

Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?

Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:

Phở nấu giò heo chửa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào “Ếch”
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?

Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:

Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.

Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:

Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?

Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:

Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?

Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:

Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi đánh téc mông…

Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:

Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?

Bà vợ được thế, nên hù chồng:

Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?

Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:

Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không…

Các tác phẩm khác

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 22:07
Lượt xem 23021
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 21:01
Lượt xem 25082
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:50
Lượt xem 29430
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:41
Lượt xem 27948
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:35
Lượt xem 15129
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:30
Lượt xem 27213
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

06/01/2015 20:23
Lượt xem 25827
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Ác mộng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:07
Lượt xem 24404
Tặng Nguyễn-Trọng-Phấn

Tôi mơ thấy đang nằm trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắmtr trong một màu đỏ khé.

Tiếng sáo thiên thai  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:06
Lượt xem 27423
Tặng Ngô-Bích-San

Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! xa vắng, mênh mông là buồn...

Hồ xuân và thiếu nữ  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:05
Lượt xem 30994
Trên mặt hồ in màu ngọc biếc
Cô em đang bơi chiếc thuyền con
Lẳng lơ như cái chuồn chuồn
Lướt đuôi trên nước chập chờn ghẹo hoa.

Hiển thị 441 - 450 tin trong 2652 kết quả