Thơ

Ăn cơm ăn phở  - Thơ vui  - Thơ

05/03/2015 07:24
Lượt xem 27589

Chồng chán cơm thèm phở nên thủ thỉ

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?

Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:

Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:

Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?

Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:

Phở nấu giò heo chửa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào “Ếch”
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?

Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:

Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.

Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:

Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?

Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:

Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?

Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:

Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi đánh téc mông…

Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:

Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?

Bà vợ được thế, nên hù chồng:

Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?

Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:

Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không…

Các tác phẩm khác

Mấy vần ngây thơ  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:04
Lượt xem 30158
Tặng Nguyễn Lương Ngọ

Suốt đêm thức để trông ai,
Ô kìa ánh lửa đỏ ngời phương đông.
Nhởn nhơ cây núi nhuộm hồng,
Đẹp như cô gái yêu chồng đêm nao?

Bông hoa rừng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:03
Lượt xem 51611
Tặng Đoàn Phú Tứ

Trèo lên trên đỉnh non cao
Nghe lời chim gọi, gió dào dạt thưa...
Bỗng đâu gặp gỡ tình cờ,
Cô nàng cao váy ỡm-ờ đứng trông,

Nhớ rừng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:02
Lượt xem 28066
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Giây phút chạnh lòng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:01
Lượt xem 27379
Tặng tác giả Đoạn tuyệt

“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Gặp cô đầu cũ  - Dương Khuê - Thơ

28/12/2014 14:30
Lượt xem 41459
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu

Gặp người cũ  - Dương Khuê - Thơ

28/12/2014 14:28
Lượt xem 42503
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế

Gặp đào Hồng đào Tuyết  - Dương Khuê - Thơ

28/12/2014 14:27
Lượt xem 26168
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

28/12/2014 14:21
Lượt xem 27790
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:23
Lượt xem 21200
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:22
Lượt xem 21811
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Hiển thị 451 - 460 tin trong 2652 kết quả