Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - VI. Nhà Tiền Lý (544-603)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:43
Lượt xem 17331

vi. Nhà Tiền Lý (544 - 603)

1. Lý-Nam-Đế dựng nền độc-lập

Kể từ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầy cát-phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái-bình mới có Lý-Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập-sĩ nước Lương,
Binh-qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứu dân đã quyết lời thề,
Văn-thần, vũ-tướng ứng kỳ đều ra,
Tiêu-Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôn dặm quan-hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên-đức, đô-thành Long-biên.
Lịch-đồ vừa mới kỷ-niên,
Hưng vương khí-tượng cũng nên một đời.
Quân Lương đâu đã đến ngoài,
Bá-Tiên là tướng đeo bài chuyên chinh.
Cùng nhau mấy trận giao binh,
Thất cơ Tô-Lịch, Gia-ninh đôi-đường.
Thu quân vào ở Tân-xương,
Để cho Quang-Phục chống Lương mặt ngoài.
Mới hay " nhật phụ mộc lai,"
Sấm-văn trước đã an-bài những khi.

2. Triệu-Quang-Phục phá Lương

Bấy giờ Triệu mới thừa ky ,
Cứ đầm Dạ-trạch, liệu bề tấn-công.
Lý-vương phút trở xe rồng ,
Triệu-Quang-Phục mới chuyên lòng kinh-doanh.
Hương nguyền trời cũng chứng-minh,
Rông vàng trao vuốt giắt vành đầu mâu.
Từ khi long trảo đội đầu,
Hổ hùng thêm mạnh, quân nào dám đương.
Bá-Tiên đã trở về Lương,
Dương-Sằn còn ở chiến-trường tranh-đua.
Một cơn gió bẻ chồi khô ,
Ải-lang dứt dấu ngựa Hồ vào ra,
Bốn phương phẳng-lặng can qua ,
Theo nền-nếp cũ, lại ra Long-thành.

3. Lý-Phật-Tử đánh Triệu-quang-Phục

Lý xưa còn có một cành,
Tên là Thiên-Bảo náu mình Ai-Lao.
Chiêu binh lên ở Động-đào,
Họ là Phật-Tử cũng vào hội-minh .
Đào-lang lại đổi quốc danh,
Cũng toan thu-phục cựu kinh của nhà.
Cành dâu mây tỏa bóng tà ,
Bấy giờ Phật-Tử mới ra nối giòng,
Rừng xanh gió phất cờ hồng,
Đề binh kéo xuống bẹn sông tung hoành.
Triệu vương giáp trận Thái-bình,
Lý thua rồi mới thu binh xin hoà.
Triệu về Long-đỗ Nhị-hà,
Lý về Hạ-mỗ, ấy là Ô-diên .
Hai nhà lại kết nhân-duyên,
Nhã-lang sánh với gái hiền Cảo-nương.
Có người: Hống, Hát họ Trương,
Vũ-biền nhưng cũng biết đường cơ-mưu.
Rằng:" Xưa Trọng-Thủy, Mỵ-Châu,
Hôn-nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng-sự còn gần,
Lại toan dắc mối Châu-Trần sao nên?"
Trăng già sao nỡ xe duyên?
Để cho Hậu-Lý gây nền nội-công.
Tình con rể, nghĩa vợ chồng,
Tin nhau ai biết ra lòng lừa nhau.
Lâu-la mới ngỏ tình-đâu,
Nhã-lang trộm lấy đâu-mâu đổi liền.
Trở về giả chước vấn-yên,
Giáp-binh đâu đã băng miền kéo sang.
Triệu vương đến bước vội-vàng,
Tình riêng còn chửa dứt đường cho qua.
Đem con chạy đến Đai-nha,
Than thân bách chiến phải ra đường cùng!

4. Lý-Phật-Tử hàng Tuỳ

Từ nay Phật-Tử xưng hùng,
Hiệu là Nam-đế nối dòng Lý-vương.
Phong-châu mới mở triều-đường .
Ô-diên, Long-đỗ giữ-giàng hai kinh.
Tùy sai đại-tướng tổng binh,
Lưu-Phương là chức quản-hành Giao-châu.
Đô-long một trận giáp nhau,
Xin hàng Lý phải sang chầu Tấn-dương.
Từ giờ lại thuộc Bắc phương,
Mấy năm Tùy loạn rồi Đường mới ra.

Các tác phẩm khác

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20195
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 25128
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 18303
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20571
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 25668
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 26399
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 28275
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20570
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 18919
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 21423
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Hiển thị 131 - 140 tin trong 2294 kết quả