Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - VI. Nhà Tiền Lý (544-603)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:43
Lượt xem 17332

vi. Nhà Tiền Lý (544 - 603)

1. Lý-Nam-Đế dựng nền độc-lập

Kể từ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầy cát-phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái-bình mới có Lý-Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập-sĩ nước Lương,
Binh-qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứu dân đã quyết lời thề,
Văn-thần, vũ-tướng ứng kỳ đều ra,
Tiêu-Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôn dặm quan-hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên-đức, đô-thành Long-biên.
Lịch-đồ vừa mới kỷ-niên,
Hưng vương khí-tượng cũng nên một đời.
Quân Lương đâu đã đến ngoài,
Bá-Tiên là tướng đeo bài chuyên chinh.
Cùng nhau mấy trận giao binh,
Thất cơ Tô-Lịch, Gia-ninh đôi-đường.
Thu quân vào ở Tân-xương,
Để cho Quang-Phục chống Lương mặt ngoài.
Mới hay " nhật phụ mộc lai,"
Sấm-văn trước đã an-bài những khi.

2. Triệu-Quang-Phục phá Lương

Bấy giờ Triệu mới thừa ky ,
Cứ đầm Dạ-trạch, liệu bề tấn-công.
Lý-vương phút trở xe rồng ,
Triệu-Quang-Phục mới chuyên lòng kinh-doanh.
Hương nguyền trời cũng chứng-minh,
Rông vàng trao vuốt giắt vành đầu mâu.
Từ khi long trảo đội đầu,
Hổ hùng thêm mạnh, quân nào dám đương.
Bá-Tiên đã trở về Lương,
Dương-Sằn còn ở chiến-trường tranh-đua.
Một cơn gió bẻ chồi khô ,
Ải-lang dứt dấu ngựa Hồ vào ra,
Bốn phương phẳng-lặng can qua ,
Theo nền-nếp cũ, lại ra Long-thành.

3. Lý-Phật-Tử đánh Triệu-quang-Phục

Lý xưa còn có một cành,
Tên là Thiên-Bảo náu mình Ai-Lao.
Chiêu binh lên ở Động-đào,
Họ là Phật-Tử cũng vào hội-minh .
Đào-lang lại đổi quốc danh,
Cũng toan thu-phục cựu kinh của nhà.
Cành dâu mây tỏa bóng tà ,
Bấy giờ Phật-Tử mới ra nối giòng,
Rừng xanh gió phất cờ hồng,
Đề binh kéo xuống bẹn sông tung hoành.
Triệu vương giáp trận Thái-bình,
Lý thua rồi mới thu binh xin hoà.
Triệu về Long-đỗ Nhị-hà,
Lý về Hạ-mỗ, ấy là Ô-diên .
Hai nhà lại kết nhân-duyên,
Nhã-lang sánh với gái hiền Cảo-nương.
Có người: Hống, Hát họ Trương,
Vũ-biền nhưng cũng biết đường cơ-mưu.
Rằng:" Xưa Trọng-Thủy, Mỵ-Châu,
Hôn-nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng-sự còn gần,
Lại toan dắc mối Châu-Trần sao nên?"
Trăng già sao nỡ xe duyên?
Để cho Hậu-Lý gây nền nội-công.
Tình con rể, nghĩa vợ chồng,
Tin nhau ai biết ra lòng lừa nhau.
Lâu-la mới ngỏ tình-đâu,
Nhã-lang trộm lấy đâu-mâu đổi liền.
Trở về giả chước vấn-yên,
Giáp-binh đâu đã băng miền kéo sang.
Triệu vương đến bước vội-vàng,
Tình riêng còn chửa dứt đường cho qua.
Đem con chạy đến Đai-nha,
Than thân bách chiến phải ra đường cùng!

4. Lý-Phật-Tử hàng Tuỳ

Từ nay Phật-Tử xưng hùng,
Hiệu là Nam-đế nối dòng Lý-vương.
Phong-châu mới mở triều-đường .
Ô-diên, Long-đỗ giữ-giàng hai kinh.
Tùy sai đại-tướng tổng binh,
Lưu-Phương là chức quản-hành Giao-châu.
Đô-long một trận giáp nhau,
Xin hàng Lý phải sang chầu Tấn-dương.
Từ giờ lại thuộc Bắc phương,
Mấy năm Tùy loạn rồi Đường mới ra.

Các tác phẩm khác

Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 21356
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 24235
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.

Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:34
Lượt xem 43326
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Ân phúc  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:02
Lượt xem 35577
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời

Bài học  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 22268
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương

Bạn tôi  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 29742
Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
Sống cùng những điều không

Biển đêm  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:00
Lượt xem 20180
Những chiếc lá vàng trước ngõ
Đã rơi từ chiều hôm kia
Người khách từ miền nào đó
Chờ chi một tiếng tiễn đưa

Buổi chiều có thực  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:59
Lượt xem 22432
Xóm nhà nằm bên bờ sông
Con thuyền đậu bên bờ đất
Buổi chiều, mặt trời gần khuất
Chút hoe vàng trên sóng nước lao xao

Buồn  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:59
Lượt xem 13203
Bỗng dưng buồn đến lạ lùng
Đám mây vô định giữa lưng chừng trời
Bỗng dưng buồn đến lặng người
Bạn xưa đâu giữa cõi đời mênh mông

Chiều bên sông  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:58
Lượt xem 18561
Thuyền ai về bến đậu
Lơ lửng dòng sông trôi
Chiều trời mưa lất phất
Ai xui ai nhớ người

Hiển thị 171 - 180 tin trong 2294 kết quả