Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XI. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226-1340)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 08:27
Lượt xem 36524

xi. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226 - 1340)

1. Những việc cải cách đầu tiên

Đông-A tỏ mặt vừng hồng,
Thái-tông cải hiệu Kiến-trung rõ-ràng.
Trần-Thừa là Thái thượng-hoàng,
Chuyên quyền thính-đoán , gồm đường kinh-luân.
Soạn làm thông chế lễ-văn ,
Thuế điền đã định, số dân cũng-tường.
Tướng-thần mới đặt bình-chương ,
Huyện châu sai kẻ khoa-trường trị dân,
Bạ-đầu thi kẻ lại-nhân.
Hiệu-quân Tứ-thánh, Tứ-thần mới chia.
Hà phòng rày mới có đê,
Trăm quan áo mạo, dù xe thêm tường.
Việc ngoài đánh dẹp bốn phương,
Phó cho Thủ-Độ chuyên đường trị dân.

2. Văn-học và võ-công

Thượng-hoàng phút đã từ-trần,
Thái-tông tuổi mới đến tuần mười hai.
Cao-minh đã có tư trời ,
Lại thêm Thủ-Độ vẽ vời khôn-ngoan.
Sùng-văn , tô tượng Khổng, Nhan ,
Dựng nhà Quốc-học , đặt quan Giám-thần ,
Bảy năm một hội-thanh-vân ,
Anh-tài náo-nức dần dần mới ra.
Trạng-nguyên, bảng-nhỡn, thám-hoa,
Kẻ kinh, người trại cũng là tài danh
Lại thi thái-học chư-sinh,
Lại thi tam-giáo chia rành ba khoa.
Thân-chinh trỏ ngọn thiên-qua ,
Chiêm nam, Nguyên bắc đều là dẹp tan.

3. Phong-tục đời Trần

Vì ai, đạt gánh giang-san?
Mà đem cố chúa gia oan nỡ nào!
Chiêu-hoàng duyên trước làm sao?
Gả đi bán lại , coi vào khó nghe!
Phép nhà chẳng sửa buồng the,
Vợ anh sao nỡ đem về hậu-cung
Bởi ai đầu mở hôn-phong,
Khiến nên một đạo khuê-phòng thẹn riêng!
Thuần-bôn dong thói ngửa-nghiêng,
Họ-đương lấy lẫn nào kiêng sợ gì.
Thiên-Thành công-chúa vu-quy,
Sao Trần Quốc-Tuấn cướp đi cho đành?
Sính-nghi đem tiến thiên-đình
Thụy-bà lăng-líu, Trung-Thành ngẩn-gơ:
Dị-đoan mê-hoặc khôn chừa,
Chùa tô phật-tượng, đình thờ Thích-ca.
Tin lời phong-thủy khi tà,
Đào sông đục núi cũng là nhọc thay!
Lễ đâu yến-ẩm quá say,
Đội mo rót rượu, dan tay vui cười.
Ba mươi năm chán cuộc đời,
Truyền cho con nối, ra ngoài Bắc-cung.

4. Đức-độ và chánh-trị của Trần-Thánh-tông

Thánh-tông hiếu-hữu một dòng,
Sớm hôm chầu chực, mát nồng thảnh-thơi.
Anh em đệm cả gối dài,
Sân trong yến-lạc , cõi ngoài ấm-phong.
Một thiên truyền thụ phép lòng,
Di-mưu cho kẻ nối dòng ngày sau.
Văn-nho khuya sớm giảng-cầu,
Kẻ tu sử-ký, người chầu kinh-diên.
Bề ngoài nghiêm việc phòng biên,
Kén quân đoàn-luyện tập thuyền Cửu-sa.

5. Trần-Hưng-Đạo phá Mông-Cổ

Trao-truyền theo lối phép nhà,
Nhân-tông hùng-lược lại là tài hơn,
Rợ Nguyên quen thói tham-tàn,
Quân năm mươi vạn, những toan tranh-hành,
Sắc sai Hưng-Đạo tổng binh,
Với Trần-Quang-Khải các dinh tiến vào.
Chương-dương một trận phong-đào,
Kìa ai cướp giáo, ra vào có công?
Hàm-quan một trận ruổi giong,
Kìa ai bắt giặc, uy-phong còn truyền?
Giặc Nguyên còn muốn báo đền,
Mượn đường hộ-tống binh thuyền lại sang.
Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.
Trần Hưng-Đạo đã anh-hùng,
Mà Trần-Nhật-Duật kể công cũng nhiều.
Hoài-Văn tuổi trẻ trí cao,
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Trần-Bình-Trọng cũng là trung,
Đành làm Nam-quỷ, không lòng Bắc-vương.
Khuyển-ưng còn nghĩa đá vàng,
Yết-Kiêu, Dã-Tượng hai chàng cũng ghê!
Mà trong ngọc-diệp kim-chi,
Lũ Trần-Ích-Tắc sao đi đầu hàng?
Nhân khi biến-cố vội-vàng,
Kẻ trung người nịnh đôi dàng tỏ ra,
Trùng-hưng đem lại sơn-hà,
Đã hay thiên-tướng cũng là tài sinh.
Nước nhà khi ấy thanh-bình,
Truyền ngôi thái-tử, lánh mình Ngọa-vân.

6. Anh-tông và Minh-tông

Anh-Tông nối giữ nghiệp Trần,
Trong tu văn-đức, ngoài cần vũ-công.
Có châm để dạy Đông-cung.
Thủy-vân có tập vui cùng bút nghiên.
Ví không mến phật, say thiền,
Cũng nên một đứng vua hiền Đông-A.
Quyện-cần rồi lại xuất-gía,
Minh-tông kế-thống cũng là hiền-vương.
Mười lăm năm giữ phép thường,
Rạng nền nếp cũ, mở giường-mối sau.
Tiếc không biện-biệt ngư-châu
Để cho tà-nịnh ở đầu giai-ban.
Khắc-Chung thêm dệt lời gian,
Quốc-Chân mắc phải tiếng oan thiệt mình.

7. Việc đánh dẹp về đời Hiến-tông

Hiến-tông làm máy lung-linh,
Nghiêm xem tinh-độ vận-hành không sai.
Thạch-đê mới đắp đường dài,
Nước sông thuận lối về ngoài biển Đông.
Thừa bình lại hiếu vũ-công,
Đà-giang xa-mã, Nam-nhung tinh-kỳ
Cổ-quăng mấy kẻ truy-tùy,
Nhữ-Hài, Chiêu-Nghĩa đều về thủy-cung
Kiềm-châu có đá kỷ công,
Oán dày vẻ triện, sầu đông ngấn rều.

Các tác phẩm khác

Nhớ rừng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:02
Lượt xem 25939
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Giây phút chạnh lòng  - Thế Lữ - Thơ

06/01/2015 16:01
Lượt xem 24719
Tặng tác giả Đoạn tuyệt

“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Gặp cô đầu cũ  - Dương Khuê - Thơ

28/12/2014 14:30
Lượt xem 35566
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu

Gặp người cũ  - Dương Khuê - Thơ

28/12/2014 14:28
Lượt xem 39834
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế

Gặp đào Hồng đào Tuyết  - Dương Khuê - Thơ

28/12/2014 14:27
Lượt xem 23481
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

28/12/2014 14:21
Lượt xem 25569
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:23
Lượt xem 18862
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:22
Lượt xem 19904
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:22
Lượt xem 15495
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 32697
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2290 kết quả