Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIX. Nhà Nguyễn Tây Sơn (1787-1802)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 07:52
Lượt xem 13106

xix. Nhà Nguyễn Tây-Sơn (1787 - 1802)

1. Quân Tây-sơn ra Bắc lần thứ hai

Bốn phương lại động khói lang,
Ngụy-Tây riêng mặt bá-vương một trời,
Nhạc, Qui-Nhơn; Lữ, Đồng-nai;
Quảng-Nam, Nguyễn-Huệ; trong ngoài chia nhau.
Nhân cơ lại dấy qua-mâu,
Văn-Nhâm vâng lệnh quân-phù kéo ra.
Qua Nghệ-an, đến Thanh-hoa,
Thổ-sơn giáp trận Trinh-hà áp binh.
Giặc ra đến đất Ninh-bình,
Chỉnh đem hai vạn tinh-binh quyết-liều.
Một đêm thuyền trái buồm xiêu,
Vì con sơ-suất, đền điều thua công.

2. Lê-Chiêu-Thống chạy dài

Văn-Nhậm kéo đến Thăng-long,
Lê-Hoàng thảng-thốt qua sông Nhị-hà.
Bắc-ninh cũng đất dân nhà.
Bạc thay Cảnh-Thước sao mà bất-nhân!
Nỡ nào quên nghĩa cố-quân
Đóng thành không rước, sai quân cướp đường.
Ngự-bào cũng nhuộm mầu sương,
Nguyệt-giang, Mục-thị nhiều đường gian-nguy.
Tây-binh thừa-thế cùng-truy,
Cha con Nguyễn-Chỉnh một kỳ trận-vong.
Bắt phu canh giữ bên sông,
Kìa Dương-Đình-Tuấn cũng mong phù-trì.
Chước đâu phản-gián mới kỳ,
Để cho xa-giá chạy về Chí-linh.
Vội-vàng chưa định hành-dinh,
Mà Đinh-Tích-Nhưỡng nỡ tình đuổi theo!
Giải vây lại có thổ-hào,
Lũ Hoàng-Xuân-Tú cũng đều cần-vương,
Thừa-dư vừa đến Thủy-đường,
Kẻ về tấu-tiệp, người sang đầu-thành.
Bỗng đâu thuyền bạt vào Thanh,
Nước non man-mác, quân-tình ngẩn-ngơ.

3. Nguyễn-Huệ đặt chức Giám quốc ở Bắc-hà

Văn-Nhâm tự ấy lại giờ,
Vỗ-về sĩ-tốt, đợi chờ chúa-công.
Huệ sao tàn-nhẫn cam lòng,
Một gươm nỡ quyết chẳng dong tướng-thần.
Mới đòi hào-mục xa gần,
Xem nhân-tình có mười phần thuận khộng?
Nguyễn Huy-Trạc cũng hào-hùng,
Một thang tiết-nghĩa quyết lòng quyên-sinh.
Biết thiên-hạ chẳng thuận-tình,
Lập người giám-quốc đem binh lại về.

4. Quân nhà Thanh sang nước ta

Lê-Hoàng truân-kiển nhiều bề,
Mẹ con cách-trở biết về nơi đâu?
Thái-từ lạc tới Long-châu,
Thổ-quan dò hỏi tình-đầu thủy-chung.
Cứ lời đạt đến Quảng-đông,
Gặp Tôn Sĩ-Nghị cũng lòng mục-lân,
Một phong biểu tấu chín lần,
Càn-long có ý ân-cần vì Lê.
Đền rồng ban ấn tử-nê,
Đem quân bốn tỉnh trao về một tay.
Nam quan thẳng lối đường may,
Tắt qua trấn Lạng, sang ngay sông Cầu.
Tập-công phá trại Nội-hầu,
Theo đường Kinh-bắc, tới đầu Nhị-giang.
Rượu trâu đâu đã sẵn sàng,
Vua Lê mừng thấy đón đàng khao binh.
Tôn-công quân lệnh túc-thanh,
Tơ hào chẳng phạm, tấm thành cũng phu
Qua sông mới bắc cầu phù,
Tây-luông quân đóng, Đông-đô ngự vào.
Quốc-vương sẵn ấn tay trao,
Truy-tùy thưởng kẻ công-lao nhọc nhằn.

5. Triều-đình thời Lê-mạt

Bao nhiêu hào-kiệt xa gần,
Đua nhau đều đến cửa quân đầu-thầm
Xưa sao vắng-vẻ hơi tăm!
Rầy sao hiệp-lực đồng-tâm lắm người!
Viêm-lương mới tỏ thói đời.
Dạ trong đã chán, mặt ngoài cũng khinh.
Song mà ỷ thế nhà Thanh.
Thờ-ơ với kẻ nước mình mặc ai!
Cơ-mưu những chắc lưng người.
Để cho đất nước trong ngoài mất trông!

6. Quang-Trung đại-phá quân Thanh

Quân Thanh đã được Thăng-long,
Một hai rằng thế là xong việc mình.
Dùng-dằng chẳng chịu tiến binh,
Nhác đường phòng-thủ, mống tình đãi-hoang.
Ngụy Tây nghe biết sơ-phòng,
Giả điều tạ-tội, quyết đường cất quân.
Dặm tràng nào có ai ngăn,
Thừa hư tiến bức đến gần Thăng-long.
Trực-khu đến lũy Nam-đồng,
Quan Thanh dẫu mấy anh-hùng mà đang?
Vua Lê khi ấy vội-vàng,
Cùng Tôn-Sĩ-Nghị sang đàng Bắc-kinh.
Qua sông lại sợ truy-binh,
Phù-kiều chém dứt, quân mình thác oan.

7. Cuộc lưu-vong của Lê-Chiêu-thống

Ngẩn-ngơ đến ải Lạng-sơn,
Theo sau còn có quân-quan mấy người.
Cầm tay Sĩ-Nghị than giài,
Vì mình kiển-bộ nên người luống công,
Nhẽ đâu lại giám bận lòng,
Xin về đất cũ để mong tái-đồ.
Tôn-công cũng có tiên-trù,
Đã dâng một biểu xin cầu viện-binh.
Quế-lâm còn tạm trú mình,
Bỗng đâu nghe chiếu nhà Thanh triệu về.
Phụng-sai có sứ hộ-tùy,
Sự đâu lại gặp những bề trở-nan.
Sứ-thần là Phúc-Khang-An,
Đã e xa cách, tại toan dối lừa.
Dần-dà ngày tháng thoi đưa,
Lê-hoàng luống những đợi chờ Yên-kinh.
Tấc-gang khôn tỏ sự tình,
Dẽ xem xon Tạo giúp mình hay không?
Từ khi tam-phẩm gia-phong,
Mới hay Thanh-đế cam lòng thế thôi!
Lỡ-làng đến bước xa-xôi,
Nhưng trong đạo chúa nghĩa tôi chẳng dời.
Lê-Hân, Lê-Quýnh mấy người,
Như-Tòng, Ích-Hiểu cũng lời thệ-minh,
Tòng-vong đều kẻ trung-trinh,
Mã-đồng khen cũng có tình tôn quân.
Vua Lê phút lánh cõi trần,
Non sông cách diễn mấy lần xa xa,
Bình Tây nhờ Thánh-triều ta,
Kẻ gần an chốn, người xa tìm về,
Sang Thanh mấy kẻ theo Lê,
Còn ai cũng động lòng quê ngậm-ngùi.
Vận Lê đến thế là thôi,
Ba trăm sáu chục năm rồi còn chi?

8. Tổng kết

Mới hay có thịnh, có suy,
Hang sâu, núi cả có khi đổi dời.
Trước sau tính lại trăm đời,
Có trời, có đất, có người chủ-trương.
Khai-tiên là họ Hồng-Bàng,
Thụy thay, Triệu đổi thường thường suy-di,
Rồi ra hợp hợp chia chia,
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê mấy đời,
Thiếu chi chuyện vãn đầy vơi!
Hiếm điều đắc-thất, hiếm người thị-phi!
Lại còn nhiều việc tín-nghi,
Sự muôn năm cũ chép ghi rành-rành.
Bút son vâng mệnh đan-đình,
Gác lê lần giở sử xanh muôn đời.
Chuyện xưa theo sách diễn lời,
Phải chăng xin đã gương Trời rạng soi.

Đại Nam Quốc Sử diền ca
Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái

Các tác phẩm khác

Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 29252
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.

Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 27085
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:40
Lượt xem 21496
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 20281
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 22525
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 19804
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:39
Lượt xem 17770
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 24141
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 21937
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 20325
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Hiển thị 141 - 150 tin trong 2282 kết quả