Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIX. Nhà Nguyễn Tây Sơn (1787-1802)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 07:52
Lượt xem 13108

xix. Nhà Nguyễn Tây-Sơn (1787 - 1802)

1. Quân Tây-sơn ra Bắc lần thứ hai

Bốn phương lại động khói lang,
Ngụy-Tây riêng mặt bá-vương một trời,
Nhạc, Qui-Nhơn; Lữ, Đồng-nai;
Quảng-Nam, Nguyễn-Huệ; trong ngoài chia nhau.
Nhân cơ lại dấy qua-mâu,
Văn-Nhâm vâng lệnh quân-phù kéo ra.
Qua Nghệ-an, đến Thanh-hoa,
Thổ-sơn giáp trận Trinh-hà áp binh.
Giặc ra đến đất Ninh-bình,
Chỉnh đem hai vạn tinh-binh quyết-liều.
Một đêm thuyền trái buồm xiêu,
Vì con sơ-suất, đền điều thua công.

2. Lê-Chiêu-Thống chạy dài

Văn-Nhậm kéo đến Thăng-long,
Lê-Hoàng thảng-thốt qua sông Nhị-hà.
Bắc-ninh cũng đất dân nhà.
Bạc thay Cảnh-Thước sao mà bất-nhân!
Nỡ nào quên nghĩa cố-quân
Đóng thành không rước, sai quân cướp đường.
Ngự-bào cũng nhuộm mầu sương,
Nguyệt-giang, Mục-thị nhiều đường gian-nguy.
Tây-binh thừa-thế cùng-truy,
Cha con Nguyễn-Chỉnh một kỳ trận-vong.
Bắt phu canh giữ bên sông,
Kìa Dương-Đình-Tuấn cũng mong phù-trì.
Chước đâu phản-gián mới kỳ,
Để cho xa-giá chạy về Chí-linh.
Vội-vàng chưa định hành-dinh,
Mà Đinh-Tích-Nhưỡng nỡ tình đuổi theo!
Giải vây lại có thổ-hào,
Lũ Hoàng-Xuân-Tú cũng đều cần-vương,
Thừa-dư vừa đến Thủy-đường,
Kẻ về tấu-tiệp, người sang đầu-thành.
Bỗng đâu thuyền bạt vào Thanh,
Nước non man-mác, quân-tình ngẩn-ngơ.

3. Nguyễn-Huệ đặt chức Giám quốc ở Bắc-hà

Văn-Nhâm tự ấy lại giờ,
Vỗ-về sĩ-tốt, đợi chờ chúa-công.
Huệ sao tàn-nhẫn cam lòng,
Một gươm nỡ quyết chẳng dong tướng-thần.
Mới đòi hào-mục xa gần,
Xem nhân-tình có mười phần thuận khộng?
Nguyễn Huy-Trạc cũng hào-hùng,
Một thang tiết-nghĩa quyết lòng quyên-sinh.
Biết thiên-hạ chẳng thuận-tình,
Lập người giám-quốc đem binh lại về.

4. Quân nhà Thanh sang nước ta

Lê-Hoàng truân-kiển nhiều bề,
Mẹ con cách-trở biết về nơi đâu?
Thái-từ lạc tới Long-châu,
Thổ-quan dò hỏi tình-đầu thủy-chung.
Cứ lời đạt đến Quảng-đông,
Gặp Tôn Sĩ-Nghị cũng lòng mục-lân,
Một phong biểu tấu chín lần,
Càn-long có ý ân-cần vì Lê.
Đền rồng ban ấn tử-nê,
Đem quân bốn tỉnh trao về một tay.
Nam quan thẳng lối đường may,
Tắt qua trấn Lạng, sang ngay sông Cầu.
Tập-công phá trại Nội-hầu,
Theo đường Kinh-bắc, tới đầu Nhị-giang.
Rượu trâu đâu đã sẵn sàng,
Vua Lê mừng thấy đón đàng khao binh.
Tôn-công quân lệnh túc-thanh,
Tơ hào chẳng phạm, tấm thành cũng phu
Qua sông mới bắc cầu phù,
Tây-luông quân đóng, Đông-đô ngự vào.
Quốc-vương sẵn ấn tay trao,
Truy-tùy thưởng kẻ công-lao nhọc nhằn.

5. Triều-đình thời Lê-mạt

Bao nhiêu hào-kiệt xa gần,
Đua nhau đều đến cửa quân đầu-thầm
Xưa sao vắng-vẻ hơi tăm!
Rầy sao hiệp-lực đồng-tâm lắm người!
Viêm-lương mới tỏ thói đời.
Dạ trong đã chán, mặt ngoài cũng khinh.
Song mà ỷ thế nhà Thanh.
Thờ-ơ với kẻ nước mình mặc ai!
Cơ-mưu những chắc lưng người.
Để cho đất nước trong ngoài mất trông!

6. Quang-Trung đại-phá quân Thanh

Quân Thanh đã được Thăng-long,
Một hai rằng thế là xong việc mình.
Dùng-dằng chẳng chịu tiến binh,
Nhác đường phòng-thủ, mống tình đãi-hoang.
Ngụy Tây nghe biết sơ-phòng,
Giả điều tạ-tội, quyết đường cất quân.
Dặm tràng nào có ai ngăn,
Thừa hư tiến bức đến gần Thăng-long.
Trực-khu đến lũy Nam-đồng,
Quan Thanh dẫu mấy anh-hùng mà đang?
Vua Lê khi ấy vội-vàng,
Cùng Tôn-Sĩ-Nghị sang đàng Bắc-kinh.
Qua sông lại sợ truy-binh,
Phù-kiều chém dứt, quân mình thác oan.

7. Cuộc lưu-vong của Lê-Chiêu-thống

Ngẩn-ngơ đến ải Lạng-sơn,
Theo sau còn có quân-quan mấy người.
Cầm tay Sĩ-Nghị than giài,
Vì mình kiển-bộ nên người luống công,
Nhẽ đâu lại giám bận lòng,
Xin về đất cũ để mong tái-đồ.
Tôn-công cũng có tiên-trù,
Đã dâng một biểu xin cầu viện-binh.
Quế-lâm còn tạm trú mình,
Bỗng đâu nghe chiếu nhà Thanh triệu về.
Phụng-sai có sứ hộ-tùy,
Sự đâu lại gặp những bề trở-nan.
Sứ-thần là Phúc-Khang-An,
Đã e xa cách, tại toan dối lừa.
Dần-dà ngày tháng thoi đưa,
Lê-hoàng luống những đợi chờ Yên-kinh.
Tấc-gang khôn tỏ sự tình,
Dẽ xem xon Tạo giúp mình hay không?
Từ khi tam-phẩm gia-phong,
Mới hay Thanh-đế cam lòng thế thôi!
Lỡ-làng đến bước xa-xôi,
Nhưng trong đạo chúa nghĩa tôi chẳng dời.
Lê-Hân, Lê-Quýnh mấy người,
Như-Tòng, Ích-Hiểu cũng lời thệ-minh,
Tòng-vong đều kẻ trung-trinh,
Mã-đồng khen cũng có tình tôn quân.
Vua Lê phút lánh cõi trần,
Non sông cách diễn mấy lần xa xa,
Bình Tây nhờ Thánh-triều ta,
Kẻ gần an chốn, người xa tìm về,
Sang Thanh mấy kẻ theo Lê,
Còn ai cũng động lòng quê ngậm-ngùi.
Vận Lê đến thế là thôi,
Ba trăm sáu chục năm rồi còn chi?

8. Tổng kết

Mới hay có thịnh, có suy,
Hang sâu, núi cả có khi đổi dời.
Trước sau tính lại trăm đời,
Có trời, có đất, có người chủ-trương.
Khai-tiên là họ Hồng-Bàng,
Thụy thay, Triệu đổi thường thường suy-di,
Rồi ra hợp hợp chia chia,
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê mấy đời,
Thiếu chi chuyện vãn đầy vơi!
Hiếm điều đắc-thất, hiếm người thị-phi!
Lại còn nhiều việc tín-nghi,
Sự muôn năm cũ chép ghi rành-rành.
Bút son vâng mệnh đan-đình,
Gác lê lần giở sử xanh muôn đời.
Chuyện xưa theo sách diễn lời,
Phải chăng xin đã gương Trời rạng soi.

Đại Nam Quốc Sử diền ca
Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái

Các tác phẩm khác

Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:34
Lượt xem 43319
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Ân phúc  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:02
Lượt xem 35577
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời

Bài học  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 22258
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương

Bạn tôi  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:01
Lượt xem 29736
Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
Sống cùng những điều không

Biển đêm  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 13:00
Lượt xem 20174
Những chiếc lá vàng trước ngõ
Đã rơi từ chiều hôm kia
Người khách từ miền nào đó
Chờ chi một tiếng tiễn đưa

Buổi chiều có thực  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:59
Lượt xem 22425
Xóm nhà nằm bên bờ sông
Con thuyền đậu bên bờ đất
Buổi chiều, mặt trời gần khuất
Chút hoe vàng trên sóng nước lao xao

Buồn  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:59
Lượt xem 13196
Bỗng dưng buồn đến lạ lùng
Đám mây vô định giữa lưng chừng trời
Bỗng dưng buồn đến lặng người
Bạn xưa đâu giữa cõi đời mênh mông

Chiều bên sông  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:58
Lượt xem 18555
Thuyền ai về bến đậu
Lơ lửng dòng sông trôi
Chiều trời mưa lất phất
Ai xui ai nhớ người

Chiều mưa trên đồi thông  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:58
Lượt xem 58120
Những người tình huyền thoại
Thầm thì trên đồi thông
Họ thương nhau đến độ
Dìu nhau vào vô cùng

Chùa làng  - Trần Hữu Nghiễm - Thơ

21/12/2014 12:57
Lượt xem 32090
Lũ trẻ chơi đùa trước ngõ
Vị sư tĩnh tọa trong chùa
Khách xa nhẹ nhàng rảo bước
Rơm vàng thơm hương ban trưa

Hiển thị 161 - 170 tin trong 2282 kết quả