Thơ

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVIII. Cuối đời nhà Lê (1783-1786)  - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái  - Thơ

08/01/2015 07:55
Lượt xem 25238

xviii. Cuối đời nhà Lê (1783 - 1786)

1. Loạn kiêu-binh ở kinh-thành

Sâm già, Cán lại thiếu-niên
Phó cho Hoàng-Bảo giúp nên sao đành?
Tuyên-phi học thói buông mành,
Trong dưa dưới mận nhân-tình đều nghi.
Ở trong Khải mới thừa ky,
Ngoài quân ba phủ nhân khi lộng-hành
Cùng nhau sáp-huyết hội-minh,
Trống hồi chửa dứt, các dinh đã vào.
Cửa thành binh-lửa xôn-xao,
Một cơn cỏ nội cá ao còn gì!
Cán vong, Khải lại tiếm-vì,
Phủ-binh từ ấy nhiều bề tuyên-kiêu,
Hung-hăng ngoài phố trong triều,
Phá nhà cướp của, dập-dìu vào ra.
Đầy đường những tiếng oán-ta,
Văn-thần, võ-tướng đều là bó tay.

2. Nguyễn-Huệ ra Bắc lần thứ nhất

Tiến đồn nghe đến giặc Tây,
Tiềm-mưu còn rắp đợi ngày xuất-chinh.
Có tên Nguyễn-Chỉnh tài-danh,
Nhân khi tao-loạn đem mình hàng Tây.
Cơ-quan mưu-lược vẽ bầy,
Cam lòng nước cũ, mượn tay người ngoài.
Tây-sơn biết tỏ một hai,
Chia quân thủy-bộ quyết bài kéo ra.
Ngọn cờ trổ lối sơn-pha,
Hải-vân đồn-trấn, đâu là chẳng tan?
Cánh buồm đè lớp cuồng-lan,
Cát-dinh, Động-hải quân-quan chạy dài.
Ngụy Tây còn sợ mặt ngoài,
Rắp ngăn Tràng-lũy tính bài phân-vương
Khéo đâu Chỉnh lại đưa đường,
Rằng: " Trong sự thế chi nhường cho ai?
Tướng-công uy nhức bên trời,
Này cơ phát trúc hẳn mười chẳng xa.
Bấy lâu họ Trịnh gian-tà,
Binh kiêu, dân oán ắt là bại vong.
Uy trời ai giám tranh-phong,
Hãy xin thừa thắng ruổi giong cõi ngoài."
Phải chăng Huệ mới nghe lời,
Lại cho Nguyễn-Chỉnh, lĩnh bài tiên-phong.
Lá buồm theo ngọn gió đông,
Vượt qua cửa bể vào sông Vị-Hoàng.
Quân-dung, đâu mới lạ nhường!
Mão mao, áo đỏ chật đường kéo ra.

3. Chúa Trịnh-Khải bị bắt

Bụi hồng mờ-mịt kinh-hoa,
Lục-môn, Thúy-ái gần xa tan-tành.
Quyết liều Trịnh mới thân-chinh,
Tây-luông giáp trận quân mình đảo qua
Nài voi toan trở lại nhà,
Cờ Tây-sơn đã mở ra đầy thành.
Qua Hạ-lôi rắp lánh mình.
Giữa đường gặp đứa phụ tình bắt ra.

4. Nguyễn-Huệ trả quyền Lê-Hiển-tông

Ngụy Tây vốn kẻ hung-tà,
Còn e người chốn Bắc-hà khó xong.
Phù Lê có biểu mật-phong,
Mặt ngoài trung-nghĩa, trong lòng gian-phi.
Hiển-tông tuổi tác đã suy,
Nghe tin binh-biến biết gì là đâu.
Vừa khi Nguyễn-Huệ vào hầu,
Vấn-an lại kể gót đầu đinh-ninh.
Rằng: " Nghe họ Trịnh cường-hoành,
Vậy đem quân nghĩa quét thanh bụi-trần.
Chủ-trương mừng thấy đông-quân.
Thái-bình cây cỏ được nhuần hơi mưa."
Phúc lành chúc chữ cửu-như.
Của tin mấy quyển đồ-thư dâng vào,
Bệ rồng ban chiếu tinh-bao,
Gia phong Nguyễn-Huệ đương trào quốc-công.
Ngọc-Hân vừa trạc đào hồng,
Ép duyên kim-cải kết lòng sài-lang,
Đương cơn đòng bác ngổn ngang,
Thực-hư chưa tỏ, biến-thường ai tin.
Hơi tàn gần trở gót tiên,
Lại vời Nguyễn-Huệ gửi quyền quốc-gia.
Một hai xin trở về nhà,
Bóng đèn, tiếng búa giám là di-duyên.

5. Quân Tây-sơn rút về Nam

Bảo-thành kinh-lý đã yên,
Ngôi-cao phó lại cháu hiền thừa-gia.
Duy-Kỳ nối giữ nghiệp nhà.
Cải nguyên Chiêu-thống mới là sơ-niên.
Huệ còn lưu ở Long-biên,
Anh là Nguyễn-Nhạc theo miền lại ra.
Rước mời ngày tiếp đôi ba,
Bệ-từ, Nhạc mới lân-la tự-tình
" Đất, dân đâu cũng triều-đình,
Giao lân rồi sẽ cất mình Nam-qui."
Nửa đêm ám-hiệu cuốn kỳ
Bao nhiêu tài-hóa chuyên về sạch không.
Bỏ Nguyễn-Chỉnh ở Thăng-long.
Cũng toan cắt cánh mở lồng với ai.
Về quê Chỉnh mới giả bài,
Rằng vâng mật-chỉ hồi-sai đất nhà.
Mộ quân hương-dõng đem ra,
Ngoài là chống giặc, trong là giữ kinh.

6. Triều-đình vua Lê-Chiêu-Thống

Cựu-thần mấy kẻ công-khanh,
Thoái-hưu để việc miếu-đình mặc ai?
Tân-khoa còn có một hai,
Bùi-Dương, Trần-Án cũng người trung-trinh.
Cùng nhau phụng sắc triệu-binh,
Thổ-hào củ-tập vào kinh hộ-tùy.
Phân-vân tranh-lập nhiều bề,
Kẻ phò Trịnh-Lệ, người suy Trịnh-Bồng.
Yến-đô lại cứ tập-phong,
Những mưu phò Trịnh, quên lòng tôn Lê.
Mậu-Xưng, Tích-Nhưỡng kể chi,
Phùng-Cơ còn biết thị-phi nhẽ thương,
Trách thay Trọng-Tế họ Dương,
Cũng trong khoa-bảng, cùng phường đai-cân
Sao không biết nghĩa quân-thần
Bầy mưu phế-lập sắp quân vây thành.
Non sông còn mặt triều-đình,
Bạc đen xem thấy nhân-tình mà ghê.

7. Nguyễn-Hữu-Chỉnh chuyên-quyền

Lê-hoàng căm giận nhiều bề,
Mật-thư sai sứ đưa về Nghệ-an.
Chỉnh xưa tuy giả mưu-gian,
Được thư rầy mới nở gan anh-hùng.
Hịch bay đâu cũng nức lòng,
Tứ-thành Tứ-đột quân ròng hơn muôn,
Dặm trường thẳng ruổi chinh-an
Nghệ, Thanh quét sạch mấy đoàn kiến ong,
Yến-đô sức yếu thế cùng,
Theo Dương Trọng-Tế qua vùng Bắc-ninh.
Đại-quân tiến đến kinh-thành,
Long-tân ngự-duyệt, đại-đình thưởng-công.
Loan-thư ban trước thềm rồng
Cha phong Bằng-quận, con phong tước hầu.
Trăm quan ngôi thứ ở đầu,
Cánh vây sum-họp, phủ-lầu nghênh ngang.

Các tác phẩm khác

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 20321
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:38
Lượt xem 28639
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:37
Lượt xem 30006
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:37
Lượt xem 19335
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:37
Lượt xem 21722
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 28394
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 28689
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.

Nguyễn Mỹ (1935-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 30924
Nguyễn Mỹ (21 tháng 2 năm 1935 - 16 tháng 5 năm 1971), là một nhà thơ Việt Nam
Nguyễn Mỹ sinh ngày 21 tháng 2 năm 1935, tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Mỹ tử thương ngày 16 tháng 5 năm 1971 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn của đối phương.

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56021
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:35
Lượt xem 21345
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Hiển thị 151 - 160 tin trong 2283 kết quả