Thơ

Đêm liên hoan  - Hoàng Cầm  - Thơ

08/01/2015 20:37
Lượt xem 40254

Anh ơi ! Đêm nay đầu người nhấp nhô như gợn sóng
Đang trào lên sức sống muôn đời
Niềm vui bát ngát trăng soi
Mảnh trăng úa máu chân trời Việt Nam
Đêm Liên Hoan ! Trời ơi, đêm Liên Hoan !
Đầu người nhấp nhô như sóng bể ngang tàng
Ta muốn thét như vỡ toang lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết Việt Chính Đoàn
-- Anh từ phương nào lại ?
-- Tôi từ đất dấy lên
Anh có nghe ngọn thủy triều Đông Hải
Đang hờn ghen cùng thúc máu triền miên
Thúc máu không tên dội tràn bốn nẻo
Cỏ không gầy, cây không già, hoa không héo
Ngàn năm đất nước vững bền
-- Anh từ phương nào lại ?
-- Tôi từ đất dấy lên
Chúng ta cùng một mẹ hiền
Lúa thơm bầu sữa bông mềm áo tơ
Chúng ta chung một mối thù
Gươm tung uất hận đạn vù đắng cay
-- Anh đi từ đâu đến đó ?
-- Tôi đi giết giặc đây
Đêm nay gặp bạn cùng nhau chén
Máu giặc đang nồng ta phải say
Đây ruộng đồng Trung Nam
Kia núi rừng Việt Bắc
Cỏ cây đang căm hờn như vùng lên đuổi giặc
Tôi với anh gặp nhau trong ngày hội Liên Hoan
Tay bắt tay, mừng trên giải đất Việt Nam
-- Gia đình anh ở đâu ?
-- Mẹ hiền tôi đã khuất
Nhưng trước khi nhắm mắt
Mẹ mừng cho đàn con
Máu tôi mai sẽ chảy
Trôi phăng hết kiếp ngựa trâu
Xương tôi, tôi bắt nên cầu
Cho đàn con bước lên lầu Tự Do !
-- Anh giết bao nhiêu giặc mà mắt anh long lanh ?
-- Mời anh lên rừng xanh
Hỏi những cành lá biếc
Rừng âm u đang tưng bừng mở tiệc
Bằng thịt, xương và máu của quân thù
-- Trong tiểu đội anh, những ai còn ai mất ?
-- Không, không ai còn ai mất
Ai cũng chết mà thôi !
Kẻ trước người sau lao vào giặc
Giữ vững ngàn thu một giống nòi
Dù cho thịt nát xương phơi
Cái còn vĩnh viễn là người Việt Nam !
Đêm Liên Hoan, trời ôi, đêm Liên Hoan !
Đầu người nhấp nhô như sóng vỗ ngang tàng
Ta muốn thét cho vỡ toang lồng ngực
Vì say sưa tình thắm thiết Việt Chính Đoàn
Người bạn mến thương ơi !
Nắm chặt lấy tay tôi
-- Kìa, sao anh lại khóc ?
-- Tôi quá mừng anh đó thôi !
Lần thứ nhất trên đời
Tôi quay cuồng nhảy múa
Giặc kia ơi ! Không bao giờ còn nữa
Ta đếm từng ngày
Ta trông từng phút, ta đợi từng giây
Lửa hờn nghi ngút chờ người đêm nay
Chờ người đến đây
Ta băm, ta giết !
Giặc kia phải chết
Núi đồng phơi thây
Anh đi hỏi núi
Anh về hỏi cây
Anh hỏi biển rộng
Anh hỏi sông dài
Anh hỏi ngô non
Anh hỏi lúa bé
Anh đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
Rằng ta là Việt Chính Đoàn
Đêm nay say tiệc liên hoan
Ngày mai xé xác moi gan quân thù !
Tiệc liên hoan lại tưng bừng hiển hiện
Giữa đoàn quân bách chiến
Đổ về thủ đô như nước vỡ bờ !
Từ mũi Cà Mau cho đến biên giới Lạng
Từ nắng sớm Sơn La cho đến mưa chiều Vạn Tượng !
Muôn đội đội hùng binh phất phới cờ bay
Đoàn quân bách chiến đi suốt đêm ngày
-- Mẹ ơi ! Con đã về đây !
Chị hiền từ tốn đưa tay đón mừng...
...Anh ơi ! Anh tỉnh lại
Nước mắt tôi rưng rưng
Hình như tôi đã mơ màng
Phải rồi, anh Việt Chính Đoàn
Đêm nay say tiệc Liên Hoan
Ngày mai xé xác moi gan quân thù
Bao giờ thu lại tới thu
Liên Hoan bừng nở bốn mùa Non Sông !

Các tác phẩm khác

Cái bát xinh xinh  - Thanh Hòa - Thơ

07/01/2015 18:45
Lượt xem 33133
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh

Quên & Nhớ  - Bằng Việt - Thơ

07/01/2015 18:43
Lượt xem 38670
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.

Không đề  - Bằng Việt - Thơ

07/01/2015 18:42
Lượt xem 31415
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:38
Lượt xem 22999
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:31
Lượt xem 22098
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:25
Lượt xem 23035
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:14
Lượt xem 23821
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:08
Lượt xem 23653
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 17:00
Lượt xem 24090
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

07/01/2015 16:54
Lượt xem 28571
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.

Hiển thị 211 - 220 tin trong 2441 kết quả