Thơ

Đêm tóc đá  - Phạm Ngọc Thái  - Thơ

21/12/2015 09:38
Lượt xem 35127

Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.

Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.

Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!

LỜI BÌNH:  Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:

                     Nửa đời tóc hoá thành đá cả
                     Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
    Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:

                     Tai nghe tóc ve bên bà gái goá

     Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:

                     Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…  

     Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:

                    Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
                    Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
      Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:

                    Trên kia nguyệt không quần như đã
                    Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...

      Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:    

                    Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!

     Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!

      Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.

NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 22845
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 27947
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:45
Lượt xem 28406
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 30301
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 23132
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 20935
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:44
Lượt xem 23759
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 22746
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 21927
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 19206
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hiển thị 521 - 530 tin trong 2681 kết quả