Thơ

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 29647

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

  • Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
  • Năm sinh năm mất ,thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn sơ khai ....... Lai lịch của bà không biết rõ
  • Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.[1]
  • Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
  • Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
  • Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
  • Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).

Tác phẩm

Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu hương ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

chú thích

Các tác phẩm khác

Ngày vui  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:55
Lượt xem 18747
Tôi qua dòng sông yên tĩnh
Con cầu như tiếng ngân vui
Tiếng ve ấm bừng trí nhớ
Sen lên thơm bốn mặt thành

Nghĩ về một nhãn hiệu  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:55
Lượt xem 13749
Đinh không phải là để đóng cầu
Để đóng ghế, treo tranh, để gắn liền sự vật
Đinh để đóng vào thịt, vào xương, vào mạch đập
Để cắt rời cỏ cây khỏi sông núi xanh tươi

Người con gái chằm nón bài thơ  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:54
Lượt xem 14389
Tặng O Thanh

Tôi chưa về con sông quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ
Mười sáu vàng, mười sáu trăng lên

Nơi bác từng qua  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:53
Lượt xem 19279
Nơi mẹ sinh ra con, nơi Bác từng qua
Năm tháng ấy bây giờ con chưa rõ
Tóc mẹ bạc rồi, những năm đói khổ
Kinh đô đau buồn - nơi Bác từng qua

Nỗi nhớ  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:52
Lượt xem 16801
- Con là đứa hay quên
Con lớn qua bao nhiêu lần áo
Con nằm biết mấy ngày đau
Con quên...

Tháng chạp ở hồng trường  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:51
Lượt xem 16620
Những viên đá đứng theo chiều nhân loại
Và tuyết bay như năm tháng bay qua
Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại
Nghe ngân chuông trên tháp Xpat-xkai-a..

Thưa mẹ con đi  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:51
Lượt xem 16217
Giữa mùa chiến đấu
Chúng con lên đường
Con gái con trai đều đội mũ tai bèo
Con gái con trai đầu đi dép lốp

Tiễn bạn cuối mùa đông  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:50
Lượt xem 25013
Gửi theo T.V.Th.X

Tiễn bạn về vùng sâu
Mùa Xuân vừa kịp đến
Rừng sâu hoa đẹp hiếm
Xin vui trong tiếng chào

Tình ca  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:48
Lượt xem 17901
Đừng yêu ai, em nhé
Chỉ yêu mình anh thôi
Dẫu tất cả con trai
Bên em đều tốt đẹp

Tôi lại đi đường này  - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ

20/12/2014 14:16
Lượt xem 12874
Tôi lại đi đường này
Để đi cho đến cuối
Khi cái điều mong đợi
Đang vang ở chân trời...

Hiển thị 411 - 420 tin trong 2164 kết quả