Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17218

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Huyền thoại Ngưu Lang Chức Nữ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

18/12/2014 00:07
Lượt xem 11590
Em là sao Chức nữ
Còn anh
Lại là ngôi Ngưu Lang
Dãy ngân hà, chuyện tình buồn theo tháng bảy

Một nửa tình yêu  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

18/12/2014 00:05
Lượt xem 15987
Thơ cho em,tôi viết chỉ một nửa
Chỉ nửa lời nửa nghĩa mà thôi
Đừng thiết tha áng mắt quá người ơi
Tôi sợ lắm giấc mơ nhiều huyễn hoặc

Hương thầm  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

18/12/2014 00:04
Lượt xem 43016
Tôi vẫn nhớ một chiều thu hôm ấy
Anh lặng nhìn đồi mắt ngó xa xăm
Hoa ty-gôn cánh vỡ trên tay cầm
Trao cho tôi thay cho lời tạm biệt

Câu chuyện người thương binh  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

18/12/2014 00:03
Lượt xem 21623
Tôi gặp anh trong quán nghèo phố nhỏ
Một buổi chiều có lắm lá me bay
Cùng tâm sự nên hòai niệm cả hai
Màu áo trận còn vương mùi khói súng

Những mảnh đời khốn khổ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

18/12/2014 00:01
Lượt xem 18181
Bên đống rác buổi trưa hè gay gắt
Một mái đầu còn trong trắng ngây thơ
TuổI của em chỉ đứa bé dại khờ
Nhưng nào biết lớp trường và sách vở

Nỗi lòng của mẹ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

18/12/2014 00:00
Lượt xem 24033
Mẹ buồn ánh mắt xa xăm
Trông về quê ngọai phía ngang lưng trời
Bao năm cô lẻ xứ người
Âm thầm lây lất cuộc đời tha hương

Nỗi buồn của cây  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 23:58
Lượt xem 20370
Từ trong lòng đất
Hiện lên một màu xanh
Chỉ có lá không có cành
Vươn mình lớn lên cùng mưa gió

Dòng sông thơ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 23:56
Lượt xem 24155
Anh muốn gởi
Vào thơ, hình ảnh của mẹ và em
Để làm những giấc mơ êm đềm
Cho cuộc đời đầy nhiễu nhương danh lợi

Chỉ là ví dụ  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 23:54
Lượt xem 24507
Anh chỉ ví dụ thôi nhé
Trên tay em là một con dao
Trái tim anh rạch lấy một đường sâu
Gục xuống có quên đi nỗi nhớ

Bên giậu tím buồn  - Lưu Vĩnh Hạ - Thơ

17/12/2014 23:54
Lượt xem 24853
Nhà tôi có giậu mồng tơi
Có hàng dăm bụt tím ngời bên nhau
Nhà em có một giàn trầu
Có cây so đũa hàng cau xanh buồng

Hiển thị 1041 - 1050 tin trong 2151 kết quả