Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17392

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Đời thơ  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:20
Lượt xem 16429
phút linh cầu mãi không về
phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
khói trầm bén giấc mơ tiên
bâng khuâng trăng giãi qua miền quạnh hiu

Cơn giận  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:19
Lượt xem 37929
Có những cơn điên xé được đời,
Những cơn quằn quại máu tanh hôi,
Mà hồn rít lại rồi căng thẳng,
Chờ nuốt không gian xuống khắp người.

Cảm đề  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:18
Lượt xem 23714
Mẹ nhỏ của con ơi!
Máu chảy, xuân thơm, mắt lệ ngời,
Vú mẹ đã khô nguồn sữa cũ,
Tình con còn lại bấy nhiêu thôi!...

Cảm xúc  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:17
Lượt xem 22860
cô gái Việt Nam ơi!
từ thuở sơ sinh lận đận rồi
tôi biết tình cô u uất lắm
xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi

Cỗ bài tam cúc  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:16
Lượt xem 14807
Ngày Tết mải chơi tam cúc
Không hay anh tới sau lưng
Ghé lại gần em mách nước
Kết luôn xe pháo mã hồng

Xuân đôi ta  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:15
Lượt xem 15073
Em trở về đây, đáp lại lời
Anh từng buông gọi giữa xa xôi .
Nghìn trùng non nước đìu hiu nhớ,
Đã vọng hồn anh đến cuối trời .

Tưởng chuyện ngàn sau  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:14
Lượt xem 13553
Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan.
Gió lìa cành lá không vang,
Tin ta vĩnh quyết trần gian hững hờ!

Trong nắng trưa  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:13
Lượt xem 18752
Em ạ, lòng tôi, tôi ngỡ đâu
Đã dâng em hết buổi xuân đầu;
Trời xưa huyển lộng màu hoa, nắng,
Trong thoáng thơ vàng, len ý đau ...

Tình xưa  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:13
Lượt xem 22195
Em nhớ không em? mới độ nào
Đem cành cây chiết cạnh bờ ao,
Cây tươi trong lúc người lơ đãng,
Thắm thoắt ngày qua nhánh trổ đào .

Thu  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 20:12
Lượt xem 786
Suốt trời hôm ấy thê lương quá,
Tóc liễu bờm xơm, sóng vỗ hồ,
Mây rối trên trời, cây rối lá,
Giường cô xuân nữ gối chăn xô ...

Hiển thị 1901 - 1910 tin trong 2151 kết quả