Thơ

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:43
Lượt xem 17414

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Duyên ý  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 19:59
Lượt xem 21573
Đừng buồn nhưng cũng đừng vui,
Êm êm nắng nhẹ qua trời rộn mưa.
Hỡi người, tôi nói gì chưa ?
Tôi đương sắp nói, hay vừa nói ra ?

Chiều xuân Trung kỳ  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 19:59
Lượt xem 25540
Chiều xuân sang chuyến đò đông
Trai tơ khăn lục, gái hồng thắm môi .
Da sông mát rãi da trời,
Đây mùa xuân bén trên loài cỏ hoa.

Buổi hẹn  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 19:58
Lượt xem 16798
Nắng vàng em mới lại
Ôi! ngóng trông sao buồn.
Tôi đi và đứng mãi,
Mắt tìm xa xôi luôn...

Bài hát ru em  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 19:57
Lượt xem 14009
Ngủ đi, em bé anh yêu,
Phòng em gió sáng dặt dìu tiếng hoa.
Thu về, mùa đã nghe xa ...
Hoàng hôn nhân thế phai nhòa nhớ thương.

Chị tôi  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 19:53
Lượt xem 16290
Ngày xưa còn nhỏ ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang
Lòng vui quần áo xêng xang
Tay cầm hương nến đình vàng mới mua

Xuân ý  - Hồ Dzếnh - Thơ

18/08/2013 19:45
Lượt xem 32595
Trời đẹp như trời mới tráng gương,
Chim ca, tiếng sáng rộn ven tường.
Có ai bên cửa, ngồi hong tóc
Cho chẩy lan thành một suối hương...

Huyền thoại  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:29
Lượt xem 19063
Chử ở truồng dưới gót Tiên Dung
huyền thoại lớn về người hiếu tử
nửa manh khố tặng cha về dưới mộ
chàng một mình lấy cát che thân

Hòn Vọng Phu  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:27
Lượt xem 17593
Cứ đi mà giữ nước non
nghìn trùng thăm thẳm bon bon ngựa hồng
đời trai cật ngựa thanh gươm
một ngày bỏ lại chiến trường nhẹ không

Gởi con ve sầu  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:26
Lượt xem 15570
Áo bay rồi theo khung cửa khép
Người còn ngơ ngẩn đứng trong sân
Chao ôi, màu áo xanh là thế
Đã có bao nhiêu kẻ mất hồn?

Đôi mắt người Sơn Tây  - Cao Thoại Châu - Thơ

18/08/2013 19:25
Lượt xem 22404
Đêm buồn ghé bến Cô Tô
nghe hồn ma cũ đọc thơ Tản Đà
người từ trong mộng bước ra
hạc vàng vỗ cánh như là vẫn say

Hiển thị 1921 - 1930 tin trong 2151 kết quả